Hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Mục tiêu, 100% các cơ sở giáo dục tổ chức tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phòng, chống bạo lực học đường cho cán bộ, nhà giáo và người học; 100% các cơ sở giáo dục đảm bảo các quy định về trường học an toàn; 100% cơ quan quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục có quy chế phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương về phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các vụ việc bạo lực học đường.

Bên cạnh đưa ra các biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường như tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức; giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại người học; bạo lực học đường..., thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với người học...., Sở GD&ĐT đồng thời đưa ra các biện pháp hỗ trợ người học, biện pháp can thiệp có nguy cơ bị bạo lực học đường.

Cụ thể, phát hiện kịp thời người học có hành vi gây gổ, có nguy cơ gây bạo lực học đường, người học có nguy cơ bị bạo lực học đường. Đánh giá mức độ nguy cơ, hình thức bạo lực có thể xảy ra để có biện pháp ngăn chặn, hỗ trợ cụ thể. Thực hiện tham vấn, tư vấn cho người học có nguy cơ bị bạo lực và gây ra bạo lực nhằm ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực.

Đánh giá sơ bộ về mức độ tổn hại của người học, đưa ra nhận định về tinh trạng hiện thòi của người học. Thực hiện ngay các biện pháp trợ giúp, chăm sóc y tế, tư vấn đối với người học bị bạo lực; theo dõi, đánh giá sự an toàn của người bị bạo lực;

Thông báo kịp thời với gia đình người học để phối hợp xử lý; trường hợp vụ việc vượt quá khả năng giải quyết của cơ sở giáo dục thì thông báo kịp thời với cơ quan công an, UBND xã, phường, thị trấn và các cơ quan liên quan để phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ