Giải pháp tăng thu từ hoạt động khoa học và công nghệ các trường ĐH?

Giải pháp tăng thu từ hoạt động khoa học và công nghệ các trường ĐH?
Nghiên cứu khoa học tại Trường ĐH Nha Trang
Nghiên cứu khoa học tại Trường ĐH Nha Trang

PGS.TS Tạ Đức Thịnh, Vụ KHCN&MT (Bộ GD&ĐT) cho biết, trong 3 năm (2006-2008), từ kết quả hoạt động khoa học và công nghệ của các ĐH trực thuộc Bộ GD&ĐT đã có 6.395 bài báo được đăng trên các tạp chí, trong đó có 511 bài báo đăng trên các tạp chí nước ngoài. Tổng doanh thu từ hoạt động triển khai, chuyển gia công nghệ và bán sản phẩm là kết quả nghiên cứu, thực hiện dịch vụ khoa học và công nghệ là 1.784.386 triệu đồng. Trong nguồn thu này, các trường thuộc khối kỹ thuật công nghệ chiếm tới 77,28%.

Khẳng định, hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ trong những năm qua đã đạt được những

PGS.TS Tạ Đức Thịnh
PGS.TS Tạ Đức Thịnh

thành tích không nhỏ, đóng góp vào sự phát triển của các trường nói riêng và vào phát triển kinh tế xã hội nói chung nhưng PGS.Tạ Đức Thịnh cũng cho rằng, còn không ít hạn chế trong hoạt động này. Bên cạnh nguồn thu chưa đạt chỉ tiêu, cơ cấu nguồn thu từ hoạt động khoa học và công nghệ của các trường ĐH chưa cân đối, chủ yếu là từ các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Nguồn thu này cũng chỉ tập trung ở một số trường kỹ thuật công nghệ, các trường khối kinh tế, giáo dục, dân lập, địa phương hầu như chưa có nguồn thu này. Thêm nữa, đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đầu ngành còn mỏng, cán bộ trẻ kế cận thì thiếu cả số lượng cũng như kinh nghiệm. Cơ sở vật chất cho hoạt động khoa học và công nghệ cũng thiếu và yếu; môi trường vĩ mô chưa thật thông thoáng; công tác quản lý hoạt động này vẫn còn bất cập, chưa có các chính sách hay cơ chế khuyến khích gắn kết nghiên cứu khoa học với sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả; các trường ĐH chưa chủ động trong hoạt động khoa học và công nghệ; công tác đánh giá kết quả chưa tương thích với chuẩn quốc tế…

PGS. Tạ Đức Thịnh cho rằng, giải pháp để tăng nguồn thu từ hoạt động khoa học công nghệ của các trường ĐH giai đoạn 2010-2020 cần tập trung vào phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động khoa học và công nghệ; tăng cường cơ sở vật chất; xây dựng định hướng chiến lược khoa học và công nghệ phù hợp với tiềm lực lợi thế của mỗi trường và định hướng phát triển khoa học và công nghệ của Nhà nước và ngành Giáo dục; đấy mạnh hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ, sử dụng hiệu quả các nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế và hoàn thiện cơ chế chính sách.

Nhiều sáng kiến, kinh nghiệm để tăng nguồn thu từ hoạt động khoa học và công nghệ cũng đã được các đại biểu đã chia sẻ tại Hội thảo, trong đó, ý kiến được nhiều đại biểu chia sẻ là tăng cường mối quan hệ với các doanh nghiệp; kết hợp với địa phương trong hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; gắn hoạt động nghiên cứu với thực tiễn; tăng cường hợp tác quốc tế…

PGS.TS Vũ Văn Liết, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội: Kết hợp nhiều giải pháp để tăng nguồn kinh phí: PGS.TS Vũ Văn Liết cho rằng hoạt động khoa học và công nghệ sẽ được đẩy mạnh khi kết hợp nhiều giải pháp để tăng nguồn kinh phí. Giải pháp đầu tiên là tăng cường nguồn nhân lực khoa học và công nghệ. Trong những năm qua, Trường ĐH Nông nghiệp đã tập trung xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực theo hướng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; đào tạo kỹ thuật viên, đặc biệt là kỹ thuật viên phòng thí nghiệm; bồi dưỡng đội ngũ về chuyên môn và phương pháp nghiên cứu thông qua các lớp tập huấn ngắn hạn. Giải pháp thứ 2 là nâng cao năng lực phòng thí nghiệm và hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh; ban hành những quy định khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ; tăng cường hợp tác với các cơ quan, địa phương và hợp tác quốc tế. Trường ĐH Nông nghiệp cũng có những cải tiến về cơ chế quản lý như giảm bớt các thủ tục hành chính câu chữ, mẫu mã và quan tâm nhiều hơn đến hướng nghiên cứu và kết quả cuối cùng.

Theo số liệu tổng kết của Bộ GD&ĐT, doanh thu từ hoạt động triển khai, chuyển giao các kết quả NCKH của các trường/ kinh phí đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ trong 3 năm (2006-2008) là 1.784.386/1.200.485 triệu đồng. Trong đó, khối kỹ thuật công nghệ (các trường ĐH Mỏ-Địa chất, Bách khoa HN, Xây dựng, Kiến trúc, GTVT, Hàng hải, Công nghiệp Hà Nội, Đà Lạt) là: 1.378.906/212.296 triệu đồng; khối kinh tế (các trường Ngoại thương, Thương mại, KT TP.HCM, Kinh tế quốc dân, Kinh tế kỹ thuật công nghiệp): 0/77.350 triệu đồng; khối các đại học (Đà Nẵng, Quốc gia HN, Thái Nguyên, QG TP.HCM): 320,347/548.035 triệu đồng; khối các trường Nông-Lâm-Ngư-Y (ĐH Lâm nghiệp, Nông nghiệp HN, Nông lâm TPHCM, Cần Thơ, Nha Trang, Răng hàm mặt, Điều dưỡng Nam Định, Tây Nguyên): 80.291/299.747 triệu đồng; khối các trường DL (ĐH Văn Hiến, Lạc Hồng): 12.35/669.47 triệu đồng; khối trường địa phương (ĐH Tiền Giang, Trà Vinh, Hùng Vương, Hoa Lư): 450/2.699 triệu đồng; khối Giáo dục (Sư phạm HN, SP Kỹ thuật Hưng Yên, SP TP.HCM, Sp Kỹ thuật Nam Định, Sp Kỹ thuật Vinh, Hà Nội, Vinh: 4.379/59.688 triệu đồng.
Trường ĐH Mỏ-Địa chất có thu từ hoạt động triển khai, chuyển giao các kết quả NCKH cao nhất: 415.519 triệu đồng.

TS. Đào Văn Đông, Trường ĐH Giao thông Vận tải: Sản phẩm khoa học phải gắn với nhu cầu xã hội. Lâu nay các đề tài nghiên cứu ở các trường ĐH gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm kinh phí hỗ trợ, nguyên nhân một phần là do sản phẩm của các nghiên cứu đó chưa đáp ứng được hầu hết các yêu cầu ứng dụng của thực tế sản xuất. TS. Đào Văn Đông cho rằng, một hoạt động nghiên cứu khoa học muốn đạt được kết quả cao cần sự kết hợp 2 yếu tố cơ bản là ý tưởng khoa học và người tiến hành nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu bán thời gian ở hầu hết các trường ĐH ở nước ta hiện nay khiến các NCS ít có thời gian tập trung cho việc nghiên cứu, như vậy, đầu tư nhiều thời gian cho nghiên cứu khoa học là cần thiết. Bên cạnh đó, cũng cần xem xét đến tầm quan trọng của đội ngũ kỹ thuật viên và nghiên cứu chuyên viên trực thuộc các khoa, viện của các ĐH vì học là những người chuyên nghiệp trong công tác triển khai chi tiết và có hiệu quả các nội dung nghiên cứu.

TS.Hà Thanh Toàn, PHT Trường ĐH Cần Thơ
TS.Hà Thanh Toàn, PHT Trường ĐH Cần Thơ

TS.Hà Thanh Toàn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ: Lựa chọn đề tài phù hợp với nhu cầu địa phương. Nghiên cứu khoa học của Trường ĐH Cần Thơ luôn gắn với các chương trình phát triển kinh tế của địa phương. Trường luôn bám sát phương hướng phát triển của địa phương trong kế hoạch hàng năm, 5 năm. Đồng thời, trường cũng có nghiên cứu định hướng tương lai để các địa phương nghiên cứu, tham khảo trong khi xây dựng và phát triển. Mặt khác, Trường ĐH Cần Thơ đã và đang tăng cường đào tạo cán bộ khoa học công nghệ cho các địa phương nhằm tạo một đội ngũ cán bộ có trình độ cao tại chỗ phối hợp với các Trường, Viện nghiên cứu trong khu vực thực hiện các đề tài, chương trình nghiên cứu của địa phương đạt hiệu quả vì chính những cán bộ khoa học trong các cơ quan quản lý của địa phương mới là người am tường nhất các yêu cầu của địa phương cần nghiên cứu, cần tháo gỡ… Bên cạnh đó, trong tình hình tài chính eo hẹp chi cho hoạt động khoa học và công nghệ, trường ĐH Cần Thơ đã tận dụng nhiều nguồn tài chính như: hợp tác với các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác quốc tế, nguồn kinh phí hỗ trợ của trường để đầu tư nghiên cứu khoa học…

TS.Hồ Ngọc Luật, Vụ trưởng – Trưởng Ban khoa học và Công nghệ địa phương (Bộ Khoa học & Công nghệ): Có thể xây dựng Chương trình hỗ trợ chuyển gia kết quả nghiên cứu hoặc Chương trình hợp tác nghiên cứu. Mục tiêu của chương trình là hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng, thương mại hóa các kết quả nghiên cứu và đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu trẻ thông qua việc hình thành 1 tổ chức hợp tác nghiên cứu khoa học. Tổ chức này có thể là 1 doanh nghiệp khoa học và công nghệ, có thể là 1 trung tâm hợp tác nghiên cứu giữa ĐH, Viện nghiên cứu và doanh nghiệp. TS. Hồ Ngọc Luật cho rằng, Trung tâm hợp tác nghiên cứu sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống đổi mới của Việt Nam trong tương lai, nó liên kết giữa người nghiên cứu và người sử dụng kết quả nghiên cứu từ các trường ĐH, từ khu dịch vụ công và các doanh nghiệp….

TS.La Thế Vinh, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội: Cần có “Công viên KH&CN”. Để làm tốt được dịch vụ khoa học và công nghệ thì các trường ĐH cần phải có Công viên KH&CN, ở đó có một đội ngũ các nhà khoa học chuyên sâu, cơ chế quản lý và vận hành nên theo mô hình của các nước phát triển trên thế giới, hướng nghiên cứu và kết quả nghiên cứu phải được xác định rõ ràng thông qua hội đồng thẩm định quốc gia hoặc quốc tế…  

Hiếu Nguyễn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ông Trần Quí Thanh lãnh 8 năm tù.

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

GD&TĐ - Sáng 25/4, TAND TPHCM tuyên phạt 8 năm tù đối với bị cáo Trần Quí Thanh (Chủ tịch Tân Hiệp Phát) về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Minh họa/INT

Khơi nước gần dập lửa xa

GD&TĐ - Iran đã bước vào giai đoạn xung khắc mang bản chất mới với Mỹ và Israel nên càng cần yên bình ở phía biên giới chung với Pakistan.