Đổi thay từ chất lượng nuôi dạy ở trường mầm non thuộc xã nông thôn mới

GD&TĐ - Mặc dù dịch Covid-19 phức tạp nhưng bằng tất cả tình thương và nỗ lực đổi thay, các cô giáo Trường Mầm non xã Nghĩa Trung đã cố gắng để bảo đảm an toàn nuôi dạy và giữ vững chất lượng.

Nỗ lực tạo sự đổi thay bằng nuôi dưỡng trẻ chất lượng.
Nỗ lực tạo sự đổi thay bằng nuôi dưỡng trẻ chất lượng.

Nỗ lực tạo sự đổi thay

Nghĩa Trung là là xã đạt chuẩn nông thôn mới của huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, đời sống nhân dân từng bước cải thiện nâng cao, tạo đà cho cấp học mầm non xã nhà ngày một phát triển. Tháng 1/2017 trường đón bằng công nhận trường mầm non xanh - sạch - đẹp - an toàn và công nhận lại trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ I. 

Nỗ lực tạo sự đổi thay, nhà trường đang thực hiện tốt việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 18 tháng tuổi đến dưới 72 tháng tuổi, huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường và tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật là những công việc thường ngày của các cô giáo.

Vấn đề đặt ra cho nhà trường là làm thế nào quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo mục đích và nhiệm vụ đề ra.

Để đạt được kết quả cao trong công tác huy động trẻ ra lớp, ngay từ đầu năm học nhà trường đã xây dựng kế hoạch chung, từ đó giao chỉ tiêu huy động trẻ ra lớp cho từng giáo viên, phân công giáo viên phụ trách từng thôn đội theo dõi chặt chẽ số trẻ trong từng độ tuổi kết hợp cùng giáo viên chủ nhiệm nhóm lớp để huy động trẻ. Tổ chức đánh giá sơ, tổng kết định kỳ, xếp loại thi đua về công tác huy động trẻ từ đó tạo khí thế thi đua trong đội ngũ cán bộ giáo viên.

Trẻ làm quen với viêc học chữ bằng những tranh ảnh trong thư viện.
Trẻ làm quen với viêc học chữ bằng những tranh ảnh trong thư viện.

Nhà trường đã tích cực đổi mới phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ, thực hiện tốt chương trình GDMN, nâng cao chất lượng và nền nếp nuôi dạy; tích cực tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương mua sắm bổ sung trang thiết bị chuẩn hóa, giáo viên tích cực làm đồ dùng đồ chơi, trang trí lớp đẹp mắt hấp dẫn trẻ, xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp - an toàn tạo niềm tin tuyệt đối cho phụ huynh học sinh yên tâm gửi con đến trường, thu hút trẻ ra lớp ngày một cao.

Cô Phạm Hiền Giang, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Ở trường mầm non, nuôi dạy an toàn và chất lượng luôn phải đồng hành với nhau. Chất lượng GD trẻ của nhà trường tôi năm sau cao hơn năm trước, 100% số các cháu ra lớp được học theo đúng chương trình quy định ở độ tuổi. 100% các lớp thực hiện chương trình GDMN của Bộ GD&ĐT ban hành và được Phòng GD&ĐT huyện đánh giá là đơn vị trong tốp dẫn đầu về chất lượng giáo dục của huyện.

Nâng cao chất lượng nuôi dạy

Cô Giang cho biết, phổ cập GDMN 5 tuổi là điều mà chúng tôi quyết tâm và thực hiện thành công với nhiều sáng tạo, giải pháp phù hợp. Nhà trường đã huy động 147/147 = 100% trẻ 5 tuổi ra lớp ngay từ đầu năm học. Tỷ lệ chuyên cần trẻ đạt từ 95 - 98%. Tập trung đầu tư cơ sở vật chất và đồ dùng đồ chơi theo Thông tư 34 của Bộ GD&ĐT. Công tác điều tra, thực hiện hồ sơ phổ cập, triển khai cập nhật số liệu, thực hiện báo cáo, khai thác dữ liệu trên hệ thống thông tin điện tử được chúng tôi thực hiện bài bản và nghiêm túc.

Nuôi dạy trẻ bằng tất cả tình yêu thương và trách nhiệm.
Nuôi dạy trẻ bằng tất cả tình yêu thương và trách nhiệm.

Cô Nguyễn Thị Hương, GV lớp 4 tuổi cho biết: Với tất cả tình thương, coi trẻ như con mình, đảm bảo việc nuôi dạy trẻ àn toàn và chất lượng là điều mỗi GV đều tâm niệm. Chúng tôi vệ sinh môi trường hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. Thực hiện cân đo đánh giá sức khoẻ trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng, có biện pháp để giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng của trẻ. Việc nuôi ăn phải đảm bảo định lượng các chất dinh dưỡng theo yêu cầu, có chế độ dinh dưỡng sinh hoạt riêng cho trẻ bị suy dinh dưỡng.

Còn cô Phạm Thị Ngọc, GV lớp 5 tuổi, chia sẻ thêm: Các cô đều nhận thấy trẻ hết sức ham thích khoa học công nghệ, thế nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học đ­ược thực hiện khá phổ biến trong giảng dạy.

Các cô giáo của trường đều sử dụng thành thạo máy tính, khai thác thông tin qua mạng Iternet và các phần mềm khác. Thật vui là ở trường tôi, 100% trẻ 5 tuổi được tiếp cận với internet, các cô giáo đã sử dụng máy tính và các phần mềm bổ trợ học tập để tạo sự hấp dãn trong từng giờ học.

Trẻ được học trong một môi trường sáng tạo và chất lượng

Một trong những yếu tố làm nên chất lượng của trường là phát huy nội lực trong các cá nhân. Cô Phạm Hiền Giang cho biết: Trường huy động GV tham gia thi giáo án hay, thi viết sáng kiến kinh nghiệm với 100% CBGV tham gia. Chúng tôi cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động trải nghiệm để rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ. Ở các hoạt động này, mỗi GV phải chủ động linh hoạt đưa ra sáng kiến tạo sự hấp dẫn và mang tính giáo dục cho trẻ, tích cực làm đồ dùng dạy học phù hợp với lứa tuổi và hiểu biết của trẻ.

Một trường MN cùng nông thôn nghèo, Trường MN Nghĩa Trung đã nỗ lực tạo sự đổi thay bằng việc phát huy nội lực và kết nối với hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể của địa phương, trưởng các thôn xóm, đặc biệt hội phụ nữ xã. Tình thương và trách nhiệm đã giúp nhà trường gặt hái được những kết quả tốt đẹp. Nói như nhà giáo Vũ Đức Thọ - Phó giám đốc Sở GD&ĐT Nam Đinh: Trường MN Nghĩa Trung là điểm sáng của GDMN Nghĩa Hưng và tỉnh Nam Định trong nỗ lực vượt khó nuôi dạy trẻ an toàn, chất lượng.

Cô Phạm Hiền Giang cho biết: Chúng tôi thực hiện đúng chỉ đạo của cấp trên. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật. Xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá theo yêu cầu tối thiểu đối với vùng nông thôn. Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Đặc biệt thưc hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em  theo quy định.    

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ