Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương

GD&TĐ - Dưới đây là Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương. Mời bạn đọc quan tâm nghiên cứu và góp ý

Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương

I. MỤC ĐÍCH VÀ NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN TUYỂN SINH

1.1. Mục đích

- Đề án tuyển sinh nhằm nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào, đáp ứng mục tiêu đào tạo của từng ngành và phù hợp điều kiện thực tiễn, cũng như tính chất đặc thù đối với các ngành đào tạo của Trường ĐHSP Nghệ thuật TW.

- Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm Trường ĐHSP Nghệ thuật TW trong công tác tuyển sinh;

- Mở rộng nguồn tuyển sinh, nhằm nâng cao chất lượng tuyển chọn đầu vào, phù hợp với đặc điểm và mục tiêu đào tạo các ngành văn hóa nghệ thuật;

 - Tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh thi vào các ngành năng khiếu nghệ thuật của Trường, nhưng vẫn bảo đảm cho thí sinh có cơ hội tham gia thi và xét tuyển vào các khối ngành của các cơ sở đào tạo khác.

1.2. Nguyên tắc

- Đổi mới công tác tuyển sinh phải phù hợp với quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Chiến lược phát triển giáo dục, Chương trình đổi mới giáo dục đại học và các văn bản của Nhà nước về giáo dục và đào tạo;

        - Phương án được xây dựng trên cơ sở năng lực thực tế của nhà trường, phù hợp với các điều kiện về nguồn lực vật chất và thời gian của trường;

        - Đảm bảo nâng cao được chất lượng đầu vào phù hợp với đặc thù các ngành năng khiếu để đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế;

        - Tổ chức tuyển sinh nghiêm túc, công khai, minh bạch, đúng quy định, đảm bảo kết quả tuyển sinh chính xác, khách quan và công bằng; không phát sinh tiêu cực;

        - Thực hiện đúng các quy định của pháp luật, Quy chế tuyển sinh của Bộ Gióa dục và Đào tạo và cơ sở đào tạo;

        - Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thí sinh tham gia dự thi;

II. PHƯƠNG ÁN TUYỂN SINH

2.1. Phương thức tuyển sinh

Trường ĐHSP Nghệ thuật TW xét tuyển điểm môn Ngữ văn và tổ chức thi 2 môn năng khiếu cho các ngành đào tạo.

2.1.1. Tiêu chí xét tuyển

Thí sinh dự thi phải đủ sức khoẻ học tập theo Thông tư Liên Bộ số 10/TTLB ngày 18/8/1989 của Liên Bộ Đại học,THCN và dạy nghề - Bộ Y tế quy định về tiêu chuẩn sức khoẻ của HSSV trong các trường Đại học, Cao đẳng, THCN và dạy nghề.

Hệ đại học

          + Xét tuyển: Môn Ngữ văn, xét kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và điểm tổng kết 3 năm học THPT cho tất cả các ngành. Điểm môn Ngữ văn là điểm trung bình cộng của điểm tổng kết 3 năm học THPT và điểm thi tốt nghiệp THPT.

Đối với các trường hợp thí sinh tốt nghiệp THPT lâu năm bị mất Học bạ hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp có hiển thị điểm môn Ngữ văn, nếu có xác nhận của cơ quản chủ quản, nhà trường sẽ lấy điểm trung bình cộng môn Ngữ văn 3 năm THPT hoặc điểm thi tốt nghiệp THPT là điểm xét tuyển.

+ Tổ chức thi: Hai môn năng khiếu

Hệ cao đẳng

+ Xét tuyển từ kết quả thi đại học của trường ĐHSP Nghệ thuật TW và các trường ĐH khác có cùng khối thi, môn thi.

       2.1.2. Lịch tuyển sinh của trường:

2.1.2. Lịch tuyển sinh của trường:

S

T

T

Tên trường
Ngành học

Mã ngành

Khối thi

Tổng chỉ tiêu

Thông tin cần lưu ý

Các ngành đào tạo đại học

1300

Sư phạm Âm nhạc/ Sư phạm Âm nhạc Mầm non

D140221

N

250

- Ngày 11/7/2014 thi môn Kiến thức Âm nhạc tổng hợp - Xướng âm, Thanh nhạc - Nhạc cụ.

Sư phạm Mỹ thuật/Sư phạm Mỹ thuật Mầm non

D140222

H

250

- Ngày 11/7/2014 thi môn Hình hoạ (vẽ tượng chân dung, 240 phút), Bố cục (240 phút).

Quản lý văn hóa/

Quản lý văn hóa nghệ thuật

D220342

N,H

150

- Ngày 11/7/2014 thi Năng khiếu: Môn thi như khối H, hoặc khối N;

Thiết kế Thời trang

D210404

H

250

- Ngày 11/7/2014 thi môn Hình hoạ (vẽ tượng chân dung, 240 phút);
- Ngày 12/7/2014 thi môn Trang trí (240 phút).

Thiết kế Đồ họa

D210403

H

300

- Ngày 11/7/2014 thi môn Hình hoạ (vẽ tượng chân dung, 240 phút);
- Ngày 12/7/2014 thi môn Trang trí (240 phút).

Thanh nhạc

D210505

N

50

- Ngày 11/7/2014 thi môn Kiến thức Âm nhạc tổng hợp - Xướng âm, Thanh nhạc

Hội họa

D210103

H

50

- Ngày 11/7/2014 thi môn Hình hoạ (vẽ tượng chân dung, 240 phút); Bố cục (240 phút).

Các ngành đào tạo đại học liên thông

300

1. Đối với thí sinh tốt nghiệp cao đẳng chưa đủ 36 tháng kể từ ngày cấp bằng tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển:

- Xét tuyển: Môn Ngữ văn, xét kết quả thi tốt nghiệp THPT và điểm tổng kết 3 năm học THPT cho tất cả các ngành

- Tổ chức thi: Hai môn năng khiếu

2. Đối với thí sinh có bằng tốt nghiệp cao đẳng sau thời hạn 36 tháng kể từ ngày cấp bằng tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển:

- Tổ chức thi: 1 môn Cơ sở ngành và 02 môn Năng khiếu

Sư phạm Âm nhạc

D140221

N

75

- Ngày 11/7/2014 thi môn Kiến thức Âm nhạc tổng hợp - Xướng âm; Thanh nhạc - Nhạc cụ.

- Ngày 11/7/2014 thi môn Kiến thức Âm nhạc tổng hợp-Xướng âm ; Thanh nhạc và Nhạc cụ.

Sư phạm Mỹ thuật

D140222

H

75

- Ngày 11/7/2014 thi môn Hình họa (vẽ tượng chân dung, 240 phút); Bố cục (240 phút)

- Ngày 11/7/2014 thi môn Hình họa (vẽ tượng chân dung, 240 phút); Bố cục (240 phút)
- Ngày 12/7/2014 thi môn Kiến thức Mỹ thuật tổng hợp (180 phút)

Quản lý văn hóa

D220342

N,H

75

- Thí sinh đăng ký dự thi khối N: môn thi, thời gian thi như ĐHSP Âm nhạc;
- Thí sinh đăng ký dự thi khối H: môn thi, thời gian thi như ĐHSP Mỹ thuật.

- Thí sinh đăng ký dự thi khối N: môn thi, thời gian thi như ĐHSP Âm nhạc;
- Thí sinh đăng ký dự thi khối H: môn thi, thời gian thi như ĐHSP Mỹ thuật;

Thiết kế Thời trang

D210404

H

75

- Ngày 11/7/2014 thi môn Hình hoạ (vẽ tượng chân dung, 240 phút);
- Ngày 12/7/2014 thi môn Trang trí (240 phút).

- Ngày 11/7/2014 thi môn Hình hoạ (vẽ tượng chân dung, 240 phút);
- Ngày 12/7/2014 thi môn Trang trí (240 phút), Kiến thức Thời trang tổng hợp (180 phút).

Các ngành đào tạo cao đảng

200

Sư phạm Âm nhạc

C140221

N

100

Hệ cao đẳng: Xét tuyển từ kết quả thi đại học của trường ĐHSP Nghệ thuật TW và các trường ĐH khác có cùng khối thi, môn thi.

Sư phạm Mỹ thuật

C140222

H

100

2.1.3. Phương thức đăng kí của thí sinh

- Đăng ký dự thi (ĐKDT) và đăng ký xét tuyển (ĐKXT): thí sinh dự thi làm hồ sơ ĐKDT và ĐKXT theo hướng dẫn trong Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy hiện hành của Bộ GD&ĐT và bổ sung:

+ Bản sao công chứng Học bạ 3 năm trung học phổ thông;

   + Bản sao công chứng Bằng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp trong năm ĐKDT, điểm thi tốt nghiệp môn Ngữ văn;

- Đối với thí sinh THPT chưa thi tốt nghiệp, nộp Hồ sơ ĐKDT đúng quy định và thời hạn tại trường THPT và Sở GD&ĐT theo quy định của Bộ GD&ĐT. Sau khi có điểm tổng kết và thi tốt nghiệp THPT, thí sinh nộp bổ sung Học bạ và Giấy Chứng nhận tốt nghiệp có hiển thị điểm môn Ngữ văn tại trường ĐHSP Nghệ thuật TW tính đến ngày dự thi.

 - Thí sinh được đăng ký dự thi nhiều ngành khác nhau tại trường: mỗi ngành phải nộp 1 bộ hồ sơ đăng ký dự thi; Kết quả các môn thi chung được tính chung cho các ngành dự thi có cùng khối thi, môn thi. (Nhà trường chỉ chuyển điểm các môn thi chung cho các thí sinh đến làm thủ tục dự thi, có Đơn đề nghị chuyển điểm các môn thi chung cho các ngành đăng ký dự thi theo mẫu quy định);

- Thí sinh sau khi nộp Hồ sơ ĐKDT cần theo dõi các thông tin chi tiết Hướng dẫn về tuyển sinh trên Website của nhà trường.

2.1.4. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh

Thực hiện theo Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ GD&ĐT

2.1.5. Lệ phí tuyển sinh

Thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

2.2. Phân tích ưu, nhược điểm của phương án tuyển sinh

2.2.1. Sự  phù hợp của phương thức tuyển sinh với đặc thù các ngành đào tạo của trường và với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành

Trường ĐHSP Nghệ thuật TW thực hiện đổi mới trong công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng từ năm 2013. Nhà trường là 1 trong 10 trường đầu tiên thực hiện “Đề án thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy vào các trường khối văn hóa nghệ thuật” năm 2013 của Bộ VHTT&DL đã được phê duyệt theo Quyết định số 102/QĐ-BGDĐT ngày 8/01/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường ĐHSP Nghệ thuật TW đã lập Đề án tuyển sinh riêng và đã được Bộ VHTT&DL phê duyệt theo Quyết định số 710/QĐBVHTTDL ngày 20/2/2013.

Trường ĐHSP Nghệ thuật TW tiến hành tổ chức thu hồ sơ theo đúng Kế hoạch tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Với những điểm mới của tuyển sinh năm 2013, thí sinh không phải dự thi môn Ngữ văn theo đề “ba chung” của Bộ GD&ĐT mà được xét tuyển trên cơ sở kết quả môn Ngữ văn ba năm THPT và điểm Ngữ văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. So với năm 2012 là 1997 hồ sơ đăng ký dự thi (gồm cả thí sinh có nguyện vọng 1 học tại trường và thi nhờ), số lượng hồ sơ tuyển sinh năm 2013 là 2303 tăng 15,3 % hồ sơ  so với tổng hồ sơ năm 2012, tăng  39,8% đối với các hồ sơ có nguyện vọng 1 học tại nhà trường. Số thí sinh thực tế đến dự thi tăng 8.9% so với năm 2012.

Chất lượng nguồn tuyển sinh hàng năm cũng như năm nay đều đáp ứng theo đúng quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, đáp ứng được quy định điểm sàn của Bộ GD&ĐT và yêu cầu của đề thi tuyển sinh của trường ĐHSP Nghệ thuật TW.

Hiện nay, các môn thi tuyển sinh vào trường ĐHSP Nghệ thuật trung ương là các môn thí sinh không được học trong các trường THPT. Việc đổi mới trong tuyển sinh của nhà trường là chuyển hình thức thi môn Ngữ văn theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT sang hình thức xét tuyển điểm tổng kết môn Ngữ văn trong 3 năm THPT và thi tốt nghiệp THPT. Đối với các thí sinh thi vào các trường nghệ thuật, các môn năng khiếu được nhân hệ số 2, với những kiến thức chưa được học trong trường THPT, thí sinh cần nhiều thời gian tập trung ôn thi các môn năng khiếu, do vậy việc xét tuyển môn Ngữ văn, làm giảm bớt đi các áp lực cho thí sinh dự thi, nội dung đổi mới này rất phù hợp với các trường thuộc khối ngành văn hóa nghệ thuật.

2.2.2. Các yếu tố đảm bảo chất lượng, sự công bằng của phương thức tuyển sinh đề xuất

Việc tiến hành cộng điểm Ngữ văn được thực hiện công khai, minh bạch trên kết quả học tập của các trường THPT cung cấp, thí sinh biết điểm Ngữ văn trước khi dự thi đại học, cao đẳng.

Hai môn năng khiếu, được tổ chức thi thực hành, có quy trình thi lần lượt theo số báo danh, khi vào phòng thi được mã hóa trên số phách, thí sinh không được công khai họ tên khi vào phòng thi và phải bốc thăm số phòng thi. Qua nhiều lần cải cách quy trình thi, hiện nay, nhà trường đang tiến hành tổ chức thi với cách thức bảo mật, nhanh gọn và nghiêm túc.

Giáo viên chấm thi được Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh chỉ định trực tiếp và không được phép thông báo cho bất kỳ ai về thông tin chấm thi, địa điểm chấm thi.

2.2.3. Thuận lợi, khó khăn của nhà trường, học sinh khi trường triển khai phương án tuyển sinh

Năm 2013 là một năm đổi mới trong công tác tuyển sinh đại học cao đẳng hệ chính quy, bước đầu thực hiện “Đề án thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy vào các trường khối văn hóa nghệ thuật” đối với trường ĐHSP Nghệ thuật TW cũng có những điểm cần lưu ý như sau:

2.2.3.1. Thuận lợi:

- Nhà trường chủ động trong công tác tổ chức thi, thời gian thi tuyển sinh đại học, cao đẳng;

- Số lượng Hồ sơ tuyển sinh dăng ký nguyện vọng 1 học tại trường tăng so với mọi năm;

- Giảm tải môn tổ chức thi, kinh phí tổ chức thi cho nhà trường;

- Thí sinh dự thi khối ngành văn hóa nghệ thuật không bị áp lực trong kỳ thi về môn văn hóa, tập trung vào ôn luyện và dự thi các môn Năng khiếu;

- Mặt bằng điểm môn Ngữ văn tính theo cách tính trong Đề án tuyển sinh của Trường ĐHSP Nghệ thuật TW cao hơn so với điểm thi Văn học theo đề “ba chung” của Bộ GD&ĐT;

2.2.3.2. Hạn chế:

- Năm 2013 là năm đầu tiên thực hiện tuyển sinh không tổ chức thi môn Ngữ văn theo đề “3 chung” của Bộ GD&ĐT, nhiều thí sinh không đọc kỹ văn bản, nên nộp Hồ sơ tuyển sinh chưa đầy đủ ngay từ đầu theo quy định; Bộ phận thu Hồ sơ vất vả hơn trong công tác thu Hồ sơ;

- Một số Sở GD&ĐT do không nắm bắt được thông tin của nhà trường nên đã không phối hợp trong công tác thu Hồ sơ cho thí sinh, thí sinh phải về nộp Hồ sơ trực tiếp tại trường;

- Việc thực hiện Đề án tuyển sinh chỉ áp dụng cho 10 trường ĐH, CĐ tham gia Đề án, do vậy nhiều thí sinh nếu không trúng tuyển nguyện vọng 1 tại các trường tham gia Đề án tuyển sinh sẽ không đủ điều kiện xét tuyển nguyện vọng 2 tại các trường khác, do các em không nghiên cứu kỹ văn bản nên không dự thi Văn học theo đề “3 chung” của Bộ GD&ĐT;

- Nhiều thí sinh bị mất Học bạ hoặc không có xác nhận điểm Ngữ văn trong kỳ thi tốt nghiệp do đã tốt nghiệp lâu năm nên khó khăn trong việc có điểm Ngữ văn trong kỳ thi tuyển sinh.

2.2.4. Các hiện tượng tiêu cực có thể phát sinh khi triển khai phương án  tuyển sinh và các giải pháp chống tiêu cực

- Tránh tiêu cực phát sinh trong thi cử, trước mỗi kỳ thi Hiệu trưởng - Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh đều yêu cầu các Khoa lập danh sách cán bộ, giảng viên tổ chức ôn thi và cam kết tính xác thực của danh sách gửi về Ban thư ký tuyển sinh để tránh việc trùng lặp các giảng viên tổ chức ôn thi đi chấm thi.

-  Đối với các môn thi thực hành, ngoài Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ GD&ĐT, nội quy phòng thi, nhà trường có nội quy quy định về trang phục và các vật dụng được mang vào phòng thi phù hợp với ngành đặc thù.

2.3. Điều kiện thực hiện phương án tuyển sinh.

Trường ĐHSP Nghệ thuật TW cam kết đủ điều kiện để thực hiện phương án tuyển sinh riêng

2.3.1. Điều kiện về con người

Hiện nay, trường ĐHSP Nghệ thuật TW có đội ngũ giảng viên cơ hữu được đào tạo chuyên môn cao tham gia giảng dạy trình độ đại học, cao đẳng như sau:

TT

Tên ngành đào tạo

(1)

Trình độ đào tạo

(2)

Số giảng viên cơ hữu đúng ngành đào tạo theo chức danh khoa học, trình độ đào tạo

(tham gia chủ trì chính ngành đào tạo)

GS

(3)

PGS

(4)

TSKH

(5)

TS

(6)

ThS

(7)

ĐH

(8)

1

SP Âm nhạc

Đại học

1

1

1

0

22

45

Cao đẳng

2

SP mỹ thuật

Đại học

0

0

0

1

23

18

Cao đẳng

3

Quản lý văn hóa

Đại học

0

0

0

5

32

4

4

Thiết kế thời trang

Đại học

0

0

0

3

21

5

5

Thiết kế Đồ họa

Đại học

0

0

0

1

21

8

6

Hội họa

Đại học

0

0

0

2

28

4

7

Thanh nhạc

Đại học

0

1

0

1

22

42

Tổng số 312

1

2

1

13

169

126

2.3.2. Cơ sở vật chất

- Tổng diện tích đất sử dụng của cơ sở đào tạo đã có giấy phép (m2): 26.119.7 m2

- Tổng diện tích sàn xây dựng xác định theo Thông tư số 57/2011/TT-BGDĐT (m2), trong đó:

- Tổng diện tích hội trường, giảng đường, phòng học các loại (m2) :  4.431m2

- Tổng diện tích thư viện, trung tâm học liệu (m2):  799 m2

- Tổng diện tích phòng thí nghiệm, phòng thực hành, xưởng thực tập, nhà tập đa năng (m2) : 1576 m2

- Tổng diện tích phòng đọc trong thư viện/trung tâm học liệu : 799 m2

- Tổng số đầu sách, tài liệu in : 6105 đầu sách/ 19101 bản sách

- Tổng số đầu sách, tài liệu điện tử : Đang cập nhật

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

3.1. Chỉ đạo công tác tuyển sinh

Hàng năm, Nhà trường ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo tuyển sinh (Hội đồng tuyển sinh) để giúp Hiệu trưởng chỉ đạo công tác tuyển sinh.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo tuyển sinh do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định trong Quy chế tuyển sinh hiện hành.

3.2. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát tuyển sinh

- Hoạt động thanh tra tuyển sinh thực hiện theo quy định hiện hành về tổ chức và hoạt động thanh tra các kỳ thi của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

3.3. Quy trình ra đề thi

3.3.1. Tổ chức biên soạn đề thi

Việc biên soạn đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ được tổ chức tại một địa điểm biệt lập, được bảo vệ nghiêm ngặt theo quy trình sau đây:

 Bước 1:

- Trưởng ban Đề thi chỉ định một số cán bộ, giảng viên có tinh thần trách nhiệm cao và trình độ chuyên môn giỏi tham gia giới thiệu đề thi;

- Người giới thiệu đề thi phải căn cứ vào yêu cầu, nội dung đề thi tuyển sinh, đối tượng và trình độ thí sinh dự thi và những yêu cầu cụ thể khác của Trưởng ban Đề thi để biên soạn và giới thiệu đề thi kèm theo đáp án và thang điểm chi tiết;

- Trong thời hạn quy định của Trưởng ban Đề thi, người giới thiệu đề thi phải nộp bản gốc viết tay cho Trưởng ban Đề thi. Không được đánh máy, sao chép thành nhiều bản, không lưu giữ riêng và không đem nội dung đề thi đã giới thiệu để giảng dạy, phụ đạo, luyện thi.

Bước 2:

- Trước ngày thi môn đầu tiên, tại địa điểm cách ly với môi trường bên ngoài, Trưởng ban Đề thi làm việc trực tiếp và độc lập lần lượt với từng Trưởng môn thi với sự có mặt của Uỷ viên thường trực Ban Đề thi;

- Trên cơ sở những đề thi đã được giới thiệu, Trưởng môn thi lựa chọn các câu hỏi từ những đề thi khác nhau để tổ hợp thành hai, ba đề thi mới. Sau đó biên soạn đáp án và thang điểm chi tiết cho từng đề thi rồi trình Trưởng ban Đề thi xem xét;

- Trưởng ban Đề thi có thể thay đổi thứ tự các câu hỏi, thay câu này bằng câu khác hoặc yêu cầu Trưởng môn thi biên soạn lại. Căn cứ ý kiến của Trưởng ban Đề thi, Trưởng môn thi hoàn chỉnh lại lần cuối đề thi dự kiến kèm theo đáp án và thang điểm chi tiết, ký tên vào bản gốc và giao cho Trưởng ban Đề thi.

Bước 3:

- Trưởng ban Đề thi tổ chức phản biện đề thi theo quy định tại Quy chế tuyển sinh hiện hành;

- Trưởng ban Đề thi tự mã hoá các đề thi dự kiến theo ký hiệu I, II, III... và tổ chức chọn một trong hai, ba đề thi dự kiến làm đề thi chính thức, các đề thi còn lại làm đề thi dự bị, đồng thời quyết định thang điểm cho từng phần của đề thi chính thức và dự bị;

 - Toàn bộ các đề thi do các giảng viên giới thiệu, đề thi dự kiến do Trưởng môn thi biên soạn, đề thi chính thức và đề thi dự bị, các đáp án và thang điểm cùng tất cả các tài liệu liên quan khi chưa công bố, là tài liệu tối mật do chính Trưởng ban Đề thi cất giữ theo chế độ bảo mật.

Bước 4:

Trưởng ban Đề thi chỉ đạo việc đánh máy, in, đóng gói, bảo quản, phân phối, sử dụng đề thi theo quy định tại Quy chế tuyển sinh hiện hành.

3.3.2. Đối với đề thi thực hành Mỹ thuật (Đề là mẫu tượng hoặc mẫu người)

Bước 1:

Theo Kế hoạch tuyển sinh, Trưởng ban Đề thi họp với Trưởng môn thi để chuẩn bị các phương án Đề thi; kiểm tra số lượng mẫu, đặt mua mới (mẫu tượng) hoặc chuẩn bị phương án làm hợp đồng thuê mẫu (mẫu người).

 Bước 2:

Căn cứ trên số lượng phòng thi, số lượng thí sinh dự thi để dự kiến số mẫu cần sử dụng, Trưởng ban Đề thi yêu cầu chuẩn bị đủ số lượng quy định, cho niêm phong mẫu (nếu mẫu là tượng), ít nhất phải có 3 loại tượng khác nhau, đánh số và niêm phong bảo mật trong phòng riêng biệt.

 Bước 3:

Trước giờ thi 2 tiếng, dưới sự chứng kiến của Thanh tra, Trưởng ban Đề thi bốc thăm ngẫu nhiên mẫu. Sau đó, căn cứ Thời gian hiệu lệnh tổ chức thi, cán bộ coi thi mang mẫu tới từng phòng thi.

Đối với mẫu là người, mẫu được chọn ngẫu nhiên theo hợp đồng, bố trí cách ly ở khu riêng biệt, mặc cùng một loại trang phục quy định, căn cứ Thời gian hiệu lệnh, dưới sự giám sát của Thanh tra và Ban chỉ đạo điểm thi tổ chức thi người mẫu được bố trí vào phòng thi.

 Quy định về bảo mật đề thi, tổ chức in sao đóng gói được thực hiện theo Quy chế tuyển sinh hiện hành.

 3.4. Công tác chấm thi

   Cán bộ chấm thi (CBCT) phải thực hiện Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ GD&ĐT, chấp hành sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo chấm thi và những quy định, h­ướng dẫn cụ thể như sau:

          3.4.1. Các môn thi Năng khiếu thuộc ngành Âm nhạc và Quản lý văn hóa (khối N):

     - Trưởng môn chấm thi chịu trách nhiệm về công tác chấm thi của các tổ chấm, Ban thư ký tổ chức bốc thăm để xác định giám khảo vào phòng thi.

     - Cán bộ chấm thi (CBCT) được Ban thư ký phổ biến và thảo luận những quy định, biểu điểm trước khi chấm.

     - Trong thời gian chấm thi CBCT phải chấp hành sự quản lý, điều hành của Ban chỉ đạo chấm thi; Khi vào phòng chấm không đ­ược mang theo và sử dụng điện thoại cũng như­ các loại máy ghi âm, ghi hình, máy ảnh và thiết bị mà người sử dụng có thể nghe được âm thanh, xem được hình ảnh trực tiếp, tại chỗ hoặc có thể truyền thông tin ra ngoài phòng thi; Không được mang theo túi xách, sổ ghi chép … Không liên hệ, tiếp xúc với bất kỳ ai không có nhiệm vụ; Không đi sang các khu vực khác ngoài nơi đang chấm thi.

     - Trưởng môn chấm thi và CBCT không đ­ưa ra lời nhận xét, thăm hỏi không liên quan đến nội dung thi đối với thí sinh khi đang chấm thi; Không cho thí sinh m­ượn nhạc cụ, thiết bị phục vụ; Không trao đổi với tổ chấm chuyên môn khác.

     - CBCT phải chịu trách nhiệm về chất lư­ợng chấm cũng như­ mọi ghi chép trên Phiếu điểm theo quy định.

     - CBCT phải quản lý Phiếu chấm thi cá nhân trong suốt buổi chấm. Cuối mỗi buổi chấm, hai CBCT lấy điểm thống nhất vào Biên bản chấm (Biểu 4), ghi đầy đủ các thông tin cần thiết vào các Văn bản chấm thi, làm Biên bản buổi chấm (theo mẫu), ký niêm phong các túi đựng Phiếu chấm thi cá nhân, Biên bản chấm thi (Biểu 4) bàn giao cho Ban th­ư ký. CBCT nộp lại toàn bộ văn bản chấm thi, bộ đề thi cho Ban thư ký để nộp lại cho Ban chỉ đạo chấm thi bảo mật, không sao chép, chuyển đề thi ra ngoài.

          3.4.2. Các môn thi Năng khiếu thuộc ngành Mỹ thuật (khối H):

      - Trưởng môn chấm thi chịu trách nhiệm trước HĐTS về công tác chấm thi các thành viên chấm.

     - Cán bộ chấm thi (CBCT) các môn năng khiếu  ngành ĐHSP Mỹ thuật, ĐH Thiết kế thời trang, ĐH Thiết kế đồ hoạ, ĐH Hội hoạ sẽ được phổ biến và thảo luận quy định, đáp án, biểu điểm và bố trí ăn ở tập trung trong thời gian chấm thi. Việc ăn ở do Ban cơ sở vật chất và Ban chấm thi tổ chức thực hiện (tuỳ theo tình hình thực tế).

     - Trong thời gian chấm thi CBCT không sử dụng điện thoại và các ph­ương tiện thông tin khác; không đem theo túi xách, sổ ghi chép, tài liệu liên quan đến môn thi... không đi sang các khu vực khác ngoài nơi chấm thi; không liên hệ với ng­ười không có trách nhiệm, phải chấp hành theo quy định chung. Ban th­ư ký sẽ cung cấp các mẫu biểu phục vụ chấm thi.

     - CBCT chịu trách nhiệm cá nhân trong việc bảo mật và thực hiện những quy định trong Quy chế tuyển sinh: Chấm thi, làm biên bản chấm thi, ghi điểm, ký và ghi rõ họ tên vào bài thi và Biên bản chấm thi (Biểu 4).

     - CBCT và tổ chấm sau mỗi buổi chấm phải vào điểm Biên bản chấm thi (Biểu 4) ngay buổi đó và ghi đầy đủ các thông tin cần thiết vào các Văn bản chấm thi (theo mẫu), ký niêm phong các túi đựng Phiếu chấm thi - Biên bản chấm thi (Biểu 4) bàn giao cho Ban th­ư ký.

      - Trên cơ sở biểu điểm và đáp án chung theo quy định, mỗi CBCT từng môn cần xem xét kỹ từng bài thi và so sánh tương quan với các bài thi của môn đó để đánh giá cho điểm.

      - Điểm môn Hình họa, Bố cục, Trang trí: chấm theo thang điểm 10, cho lẻ đến 0,5 điểm. Kết quả môn thi do CBCT trực tiếp ghi điểm vào bài và Biên bản chấm thi (Biểu 4). CBCT ký và ghi rõ họ tên trên bài thi.

           3.4.3. Xử lý lệch điểm:

      - Nếu điểm môn thi của hai CBCT lệch từ 0,5 đến dưới 1 điểm: hai CBCT thảo luận thống nhất điểm, rồi ghi điểm, ghi rõ họ tên và ký vào Phiếu chấm thi.

      - Nếu điểm môn thi của hai CBCT ở bài thi lệch nhau từ 1,0 điểm trở lên: hai CBCT và Trưởng môn chấm thi thực hiện theo Điều 28 về quy định chấm thi của Quy chế tuyển sinh.

      - Phiếu điểm đư­ợc coi là hợp lệ khi có đủ họ tên và chữ ký của CBCT, không dập xoá (nếu có sai sót CBCT phải gạch chéo từ trái qua phải từ trên xuống dưới ghi điểm bằng số, bằng chữ và có chữ ký của CBCT góc trên bên phải của điểm thi đã gạch bỏ).

3.5. Công tác giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan

Công tác tổ chức coi thi, xét tuyển, giám sát quá trình tổ chức thi, giải quyết các kiếu nại tố cáo liên quan...được thực hiện theo Quy chế tuyển sinh hiện hành.

3.6. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo trước, trong và sau khi kết thúc tuyển sinh theo quy định.

- Nhà trường thực hiện kỳ thi nghiêm túc, an toàn, đúng Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ GD&ĐT, tạo sự thuận lợi tốt đa cho các thí sinh dự thi, đảm bảo nghiêm túc, công bằng, khách quan và chống mọi hiện tượng tiêu cực;

- Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo theo quy định của Bộ GD&ĐT.

3.7. Sự phối hợp và hỗ trợ của các ban, ngành địa phương trong các khâu của công tác tuyển sinh.

- Nhà trường bố trí, phân công nhiệm vụ cho Tổ bảo vệ của nhà trường tham gia công tác an toàn vòng ngoài;

- Phối hợp với Phòng PA 83 công an thành phố Hà Nội tham gia chỉ đạo tổ chức thi, chịu trách nhiệm an toàn thi và giám sát quá trình tuyển sinh, từ khâu chuẩn bị cho đến khi hoàn thành xét tuyển;

- Phối hợp với Công an Phường, đội sinh viên tình nguyện, đội tự quản HSSV bảo vệ trật tự, an toàn cho các thí sinh đến dự thi trong và ngoài giờ làm việc.

Ngoài các quy định cụ thể về thi tuyển sinh trên, các quy định khác hay có sự sửa đổi quy định do Hiệu trưởng trường ĐHSP Nghệ thuật TW căn cứ Quy chế hiện hành và tình hình thực tế để quyết định.

IV. LỘ TRÌNH VÀ CAM KẾT CỦA TRƯỜNG

4.1. Lộ trình

 Năm 2014, nhà trường thực hiện tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy theo đề án tuyển sinh như năm 2013. Rút kinh nghiệm công tác tổ chức tuyển sinh năm 2013, trường sẽ đưa ra các điều chỉnh cần thiết đối với tuyển sinh năm 2014 để thực hiện hiệu quả công tác tuyển sinh của nhà trường.

4.2. Cam kết

Nhà trường cam kết đảm bảo tổ chức tuyển sinh một cách công bằng, minh bạch, đúng quy chế; không để xảy ra hiện tượng các tổ chức và cá nhân là cán bộ, giảng viên của nhà trường tổ chức luyện thi không đúng quy định.  Để thực hiện được các điều này, một mặt nhà trường sẽ tổ chức tuyên truyền, quán triệt trong đội ngũ giảng viên của trường; lựa chọn cẩn thận các cán bộ ra đề thi và đặc biệt là công khai các kết quả thi tuyển và xét tuyển.  Kết quả triển khai thí điểm của nhà trường và 9 trường còn lại thuộc khối văn hóa - nghệ thuật năm 2013 là cơ sở để trường thực hiện các cam kết nói trên.

V. PHỤ LỤC CỦA ĐỀ ÁN

5.1. Dự thảo Quy chế tuyển sinh riêng của trường; các văn bản hướng dẫn

5.1.1. Thực hiện theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

5.1.2. Cách tính điểm môn Ngữ văn cho các ngành tuyển sinh đại học, cao đẳng, đại học liên thông

          Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW quy định về việc cách tính điểm môn Ngữ văn cho các ngành trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, tuyển sinh đại học liên thông với nội dung như sau:

 

 * Điểm các môn Năng khiếu (hệ số 2)

       Điều kiện xét tuyển: Thí sinh đạt điểm môn Ngữ văn từ 5.0 trở lên

       Các trường hợp khác được quy định trong mục 2.1.1. Tiêu chí xét tuyển của Đề án

5.2. Kết quả tuyển sinh hệ chính quy của nhà trường trong 5 năm gần đây (2009-2013)

STT

HỆ ĐÀO TẠO

NGÀNH ĐÀO TẠO

TỔNG

GHI CHÚ

SP Âm nhạc

SP Mỹ thuật

Quản lý văn hóa

Thiết kế thời trang

Thiết kế đồ họa

Hội họa

Thanh nhạc

NĂM 2009

1

ĐẠI HỌC

244

238

88

201

93

18

822

2

ĐẠI HỌC LIÊN THÔNG

64

62

126

3

CAO ĐẲNG

111

99

210

CỘNG

1158

NĂM 2010

1

ĐẠI HỌC

254

203

53

150

165

20

845

2

ĐẠI HỌC LIÊN THÔNG

105

162

267

3

CAO ĐẲNG

36

37

73

CỘNG

1185

NĂM 2011

1

ĐẠI HỌC

267

188

58

152

186

18

869

2

ĐẠI HỌC LIÊN THÔNG

78

120

198

3

CAO ĐẲNG

30

53

83

CỘNG

1150

NĂM 2012

1

SAU ĐẠI HỌC

88

2

ĐẠI HỌC

264

175

32

242

315

11

1039

3

ĐẠI HỌC LIÊN THÔNG

57

99

156

4

CAO ĐẲNG

50

121

171

CỘNG

1454

NĂM 2013

1

SAU ĐẠI HỌC

78

42

120

2

ĐẠI HỌC

321

177

214

304

433

0

30

1479

3

ĐẠI HỌC LIÊN THÔNG

27

49

27

103

4

CAO ĐẲNG

26

78

104

CỘNG

1806

5.3. Các ngành, chuyên ngành và trình độ đào tạo của trường

STT

Danh mục ngành

Ghi chú

I.

Trình độ Thạc sĩ

1

Lý luận và Phương pháp dạy học Âm nhạc

2

Quản lý văn hóa

II

Trình độ Đại học

1

Sư phạm Âm nhạc/Sư phạm Mầm non

2

Sư phạm Mỹ thuật/Sư phạm Mầm non

3

Quản lý văn hóa/Quản lý văn hóa nghệ thuật

4

Thiết kế Thời trang

5

Thiết kế Đồ họa

6

Hội họa

7

Thanh nhạc

III

Trình độ Cao đẳng

1

CĐSP Âm nhạc

2

CĐSP Mỹ thuật

5.4. Danh mục các nguồn lực (cơ sở vật chất và đội ngũ) để  thực hiện đề án (Trích Báo cáo kèm theo công văn số 2061/BGDĐT-GDĐH ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Bảng 1. Thông tin chung

Nội dung

Số lượng

1. Tổng số giảng viên, cán bộ quản lý, cán bộ khoa học, kỹ thuật viên hướng dẫn thực hành/thí nghiệm, nhân viên cơ hữu (trong danh sách sổ lương và số bảo hiểm đối với trường công lập; trong danh sách sổ lương và có Hợp đồng làm việc từ 12 tháng trở lên đối vớitrường tư thục) Tính đễn tháng 02/2014.

312

2. Tổng số giảng viên cơ hữu, trong đó:

2.1. Số giảng viên cơ hữu có chức danh Giáo sư: 1

2.2. Số giảng viên cơ hữu có chức danh Phó giáo sư: 3

2.3. Số giảng viên cơ hữu có trình độ TSKH (chưa có chức danh GS hoặc PGS): 0

2.4. Số giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ (chưa có chức danh GS hoặc PGS): 13

2.5. Số giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ: 169

2.6. Số giảng viên cơ hữu có trình độ đại học: 126

3. Số kỹ thuật viên hướng dẫn thực hành/thí nghiệm

4. Tổng diện tích đất sử dụng của cơ sở đào tạo đã có giấy phép (m2)

26.119.7 m2

5. Tổng diện tích sàn xây dựng xác định theo Thông tư số57/2011/TT-BGDĐT(m2), trong đó:

5.1. Tổng diện tích hội trường, giảng đường, phòng học các loại (m2): 4.431m2

5.2. Tổng diện tích thư viện, trung tâm học liệu (m2): 799 m2

5.3. Tổng diện tích phòng thí nghiệm, phòng thực hành, xưởng thực tập, nhà tập đa năng (m2): 1576 m2

6. Thư viện

6.1. Tổng diện tích phòng đọc trong thư viện/trung tâm học liệu: 799 m2

6.2. Tổng số đầu sách, tài liệu in: 6105 đầu sách/ 19101 bản sách

6.3. Tổng số đầu sách, tài liệu điện tử: Đang cập nhật

6.4. Tổng số thư viện liên kết (các thư viện bên ngoài trường): 0

Bảng 2. Thông tin chung về ngành đào tạo và quy mô sinh viên từ trình độ đại học trở xuống (đến tháng 02/2014)

TT

Nội dung

Năm/số lượng

1.

Năm bắt đầu đào tạo trình độ đại học (xác định theo ngành đầu tiên)

2006

2.

Năm bắt đầu triển khai đào tạo theo tín chỉ

2011

3.

Số ngành trình độ đại học được phép đào tạo

07

4.

Số ngành trình độ cao đẳng đang đào tạo

02

5.

Số ngành trình độ trung cấp chuyên nghiệp được phép đào tạo

0

6.

Số ngành cao đẳng nghề được phép đào tạo (nếu có)

0

7.

Số ngành trung cấp nghề được phép đào tạo (nếu có)

0

8.

Tổng quy mô đào tạo trình độ đại học hiện tại

5277

9.

Tổng quy mô đào tạo trình độ đại học đang được đào tạo theo tín chỉ

1247

10.

Tổng quy mô đào tạo trình độ cao đẳng hiện tại

143

11.

Tổng quy mô đào tạo trình độ cao đẳng đang được đào tạo theo tín chỉ

50

12.

Tổng quy mô đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp hiện tại (nếu có)

0

13.

Tổng quy mô đào tạo cao đẳng nghề hiện tại (nếu có)

0

14.

Tổng quy mô đào tạo trung cấp nghề hiện tại (nếu có)

0

15.

Tổng quy mô đào tạo nghề ngắn hạn hiện tại (nếu có)

0

16.

Tổng quy mô bồi dưỡng ngắn hạn khác (nếu có)

154

Bảng 3. Đội ngũ giảng viên cơ hữu có chuyên môn đúng ngành đào tạo trình độ đại học, cao đẳng

TT

Tên ngành đào tạo

(1)

Trình độ đào tạo

(2)

Số giảng viên cơ hữu đúng ngành đào tạo theo chức danh khoa học, trình độ đào tạo

(tham gia chủ trì chính ngành đào tạo)

GS

(3)

PGS

(4)

TSKH

(5)

TS

(6)

ThS

(7)

ĐH

(8)

1

SP Âm nhạc

Đại học

1

1

1

0

22

45

Cao đẳng

2

SP Mỹ thuật

Đại học

0

0

0

1

23

18

Cao đẳng

3

Quản lý văn hóa

Đại học

0

0

0

5

32

4

4

Thiết kế thời trang

Đại học

0

0

0

3

21

5

5

Thiết kế Đồ họa

Đại học

0

0

0

1

21

8

6

Hội họa

Đại học

0

0

0

2

28

4

7

Thanh nhạc

Đại học

0

1

0

1

22

42

Tổng số 312

1

2

1

13

169

126

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ