Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh

GD&TĐ - Dưới đây là Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh. Mời bạn đọc quan tâm nghiên cứu và góp ý

Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh

ĐỀ ÁN

TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY

GIAI ĐOẠN 2014 - 2016

CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

- Luật Giáo dục năm 2005, Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật                  Giáo dục năm 2009;

- Luật Giáo dục Đại học năm 2012;

- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;

- Quyết định số 221/2005/QĐ-TTg ngày 09 tháng 09 năm 2005 của  Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Chương trình Quốc gia phát triển nhân lực đến năm 2020;

- Công văn số 2955/KTKĐCLGD ngày 10 tháng 12 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tuyển sinh riêng vào đại học và cao đẳng hệ chính quy;

- Dự thảo Quy định về tuyển sinh đại học và cao đẳng hệ chính quy giai đoạn 2014 - 2016 ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

I.      MỤC ĐÍCH VÀ NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG ĐỀ ÁN TUYỂN SINH

1.      Mục đích:

- Thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.

- Thực hiện tinh thần của Luật giáo dục Đại học năm 2012 về việc tự chủ trong công tác tuyển sinh.

- Nhà trường có thể chủ động lựa chọn các tiêu chí phù hợp với yêu cầu tuyển sinh cho các bậc học, ngành nghề đào tạo.

- Tạo điều kiện thuận lợi, chủ động cho thí sinh có nguyện vọng theo học các ngành nghề đào tạo của trường

- Nâng cao hiệu quả tuyển sinh, giảm bớt áp lực các kỳ thi cho thí sinh.

2.      Nguyên tắc

- Phù hợp với Luật Giáo dục Đại học và các qui định của Bộ Giáo dục và đào tạo về tuyển sinh đại học, cao đẳng

- Công bằng, công khai, minh bạch

- Đảm bảo chất lượng và chỉ tiêu tuyển sinh

II.      PHƯƠNG ÁN TUYỂN SINH

Trường thực hiện đồng thời hai phương thức tuyển sinh là tuyển sinh theo phương thức ba chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và tuyển sinh theo phương thức xét tuyển của trường cho tất cả các ngành đào tạo bậc đại học và cao đẳng chính quy.

Năm 2014, trường đăng ký tổng chỉ tiêu tuyển sinh bậc đại học và cao đẳng chính quy là 5200 (3200 đại học và 2000 cao đẳng).

Trường dành 75% chỉ tiêu tuyển sinh theo phương thức ba chung và 25% chỉ tiêu tuyển sinh theo phương thức xét tuyển riêng.

Xem chi tiết bảng biểu tại đây

1.      Phương thức ba chung:

Trường tổ chức thi tuyển sinh đại học, cao đẳng và xét tuyển nguyện vọng bổ sung theo lịch trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường dành 75 % chỉ tiêu (2400 đại học và 1500 cao đẳng) cho hình thức tuyển sinh này.

2.      Phương thức tuyển sinh riêng của trường:

Trường dành 25% chỉ tiêu (800 đại học và 500 cao đẳng) để xét tuyển theo phương thức tuyển sinh riêng. Phương thức này được thực hiện theo hình thức xét tuyển những thí sinh đăng ký theo các tiêu chí được xác định.

a. Tiêu chí và phương pháp xét tuyển

- Điều kiện để được xét tuyển:

+ Tốt nghiệp THPT

+ Đạo đức ba năm THPT xếp loại khá trở lên

+ Điểm trung bình các môn thuộc khối xét tuyển trong 3 năm học THPT đạt từ 6.0 trở lên đối với bậc đại học và 5.5 trở lên đối với bậc cao đẳng.

(Với khối V và H, trường sẽ tổ chức xét các môn năng khiếu của thí sinh có thi môn năng khiếu theo đề thi của các trường có tổ chức thi năng khiếu và xét các môn còn lại theo cùng tiêu chí như trên.

Điều kiện để được xét là điểm thi môn năng khiếu phải từ 5.0 trở lên đối với bậc đại học và 4.5 trở lên đối với bậc cao đẳng).

- Khi thỏa mãn tất cả các điều kiện để được xét tuyển thì tổng điểm trung bình các môn xét tuyển được tính để xét tuyển. Quá trình xét tuyển được thực hiện theo nguyên tắc từ cao xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu dự kiến.

Ví dụ: Thí sinh đăng ký xét tuyển ngành học có khối A thì phải thỏa mãn các điều kiện sau đây để được xét tuyển:

  1. * Tốt nghiệp THPT
  2. * Xếp loại đạo đức từ “khá” trở lên ở cả ba năm học lớp 10, 11 và 12
  3. * Điểm TB toán = (TB toán 10 + TB toán 11 + TB toán 12)/3 >= 6.0
  4. Điểm TB lý = (TB lý 10 + TB lý 11 + TB lý 12)/3 >= 6.0
  5. Điểm TB hóa = (TB hóa 10 + TB hóa 11 + TB hóa 12)/3 >= 6.0

           Tổng điểm trung bình các môn để xét tuyển = Điểm TB toán+ Điểm TB lý + Điểm TB hóa

b. Lịch tuyển sinh của phương án tuyển sinh riêng

   - Đợt 1: Nhận hồ sơ từ 20-06 đến 30-06, công bố kết quả ngày 18-07

   - Đợt 2: Nhận hồ sơ từ 01-08 đến 15-08, công bố kết quả ngày 29-08

c. Hồ sơ đăng ký xét tuyển

- Đơn xin xét tuyển, theo mẫu của Trường Đại học Công nghệ TP. HCM.

- Bản photo công chứng học bạ THPT.

 - Bản photo công chứng bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT.

- 3 ảnh cỡ 3x4 chụp trong vòng 6 tháng.

- Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có)

d. Chính sách ưu tiên

Học sinh phải đạt các tiêu chí để được xét tuyển nêu trong mục II.2.a, điểm ưu tiên được cộng với tổng điểm trung bình các môn để xét tuyển.  Điểm cộng ưu tiên theo khu vực và đối tượng được thực hiện đúng theo quy định ưu tiên trong tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

e. Lệ phí tuyển sinh

Thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước.

f. Ưu, nhược điểm của phương án tuyển sinh riêng

Ø  Ưu điểm

- Phù hợp với Luật giáo dục và các quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và               Đào tạo

- Giảm tải các kỳ thi, tạo điều kiện cho thí sinh lựa chọn ngành học phù hợp với khả năng

- Phù hợp với chương trình giáo dục THPT đang áp dụng

- Đánh giá được năng lực của thí sinh qua một quá trình học tập

Ø  Nhược điểm

- Lượng thí sinh ảo sẽ lớn

- Việc tổ chức có thể gặp một số khó khăn ban đầu do hình thức xét tuyển này mới.

g. Điều kiện thực hiện phương án tuyển sinh riêng

Trường Đại học Công nghệ TP. HCM đáp ứng đầy đủ các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất quy định tại Thông tư số 57/2011/TT-BGDĐT ngày 02/12/2011 của          Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều kiện về nhân lực và cơ sở vật chất được nêu cụ thể trong phụ lục 4.

h. Hội đồng và các ban trong hội đồng tuyển sinh

Hội đồng tuyển sinh bao gồm: Ban Thư ký, Ban Thanh tra, Ban cơ sở vật chất.

Thành phần Hội đồng tuyển sinh gồm có:

- Chủ tịch: Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng uỷ quyền;

-  Phó Chủ tịch: Phó Hiệu trưởng;

- Uỷ viên thường trực: Trưởng hoặc Phó Trưởng phòng Đào tạo;

- Các uỷ viên: Một số Trưởng phòng, Trưởng khoa, Chủ nhiệm bộ môn và cán bộ công nghệ thông tin.

         Thành phần Ban Thư ký gồm có:

- Trưởng ban do Uỷ viên thường trực Hội đồng xét tuyển trường kiêm nhiệm;

- Các uỷ viên: một số cán bộ Phòng Đào tạo hoặc Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng, các phòng, ban hữu quan, cán bộ công nghệ thông tin và giảng viên.

        Thành phần Ban Thanh tra gồm có:

- Trưởng ban do Phó Hiệu trưởng đảm nhận;

- Các uỷ viên: Trưởng, Phó Ban Thanh tra của trường, một số cán bộ phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng.

 Thành phần Ban cơ sở vật chất gồm có:

- Trưởng ban do Trưởng phòng Quản trị đảm nhận;

- Các uỷ viên: một số cán bộ Phòng Tổ chức – Hành chính, Quản trị.

III.  TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.      Đối với thi ba chung

Nhà trường thực hiện theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2.      Đối với tuyển sinh riêng theo hình thức xét tuyển

a. Công tác chuẩn bị tuyển sinh

- Căn cứ quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy và các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác tuyển sinh, trường ra quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh.

+ Hội đồng tuyển sinh của nhà trường do Hiệu trưởng làm chủ tịch Hội đồng và Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo làm Ủy viên thường trực. Hội đồng xét tuyển chịu trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo toàn bộ hoạt động tuyển sinh của trường.

+ Hội đồng tuyển sinh có các Ban giúp việc, bao gồm: Ban thư ký, Ban thanh tra, Ban cơ sở vật chất.

- Chuẩn bị nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, văn phòng phẩm... cho việc tổ chức tuyển sinh.

b. Tổ chức tuyển sinh

- Dưới sự chỉ đạo của Hội đồng tuyển sinh, các Ban như thư ký, thanh tra, cơ sở vật chất sẽ thực hiện theo nhiệm vụ, quyền hạn và chức năng của mình như Quy chế tuyển sinh mà nhà trường đã quy định.

- Sau khi Ban thư ký tập hợp, thống kê và nhập dữ liệu đầy đủ các hồ sơ của các thí sinh tham gia xét tuyển, sẽ báo cáo Hội đồng xét tuyển để tổ chức xét tuyển. Việc xét tuyển được tiến hành trong hai đợt như đã thông báo.

- Quá trình xét tuyển thực hiện như sau:

+ Theo dữ liệu điểm của thí sinh được Ban thư ký nhập vào máy tính, phần mềm sẽ tính điểm trung bình các môn, so sánh điều kiện đặt sẵn. Với các thí sinh đã đủ điều kiện thì tính tổng điểm trung bình các môn.

+ Căn cứ vào chỉ tiêu của ngành xét tuyển, lấy tổng điểm trung bình các môn             từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu của ngành xét tuyển. Trong đó, đợt 1 lấy 50% chỉ tiêu của tổng chỉ tiêu xét tuyển và đợt 2 là 50% chỉ tiêu còn lại. Trong trường hợp đợt 1 xét tuyển không đủ 50% chỉ tiêu thì các chỉ tiêu còn lại sẽ dồn cho           đợt 2.

+ Tổng hợp thông tin và công bố kết quả xét tuyển cho thí sinh, như lịch đã thông báo.

- Ban Thanh tra tuyển sinh sẽ thường xuyên giám sát quá trình thu nhận hồ sơ, thống kê, nhập dữ liệu hồ sơ, cũng như công tác xét tuyển để ngăn ngừa và xử lý kịp thời các hiện tượng tiêu cực (nếu có).

- Ban cơ sở vật chất có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ các phòng thu nhận hồ sơ, phòng họp hội đồng xét tuyển và các phương tiện phục vụ cho quá trình nhập dữ liệu hồ sơ cũng như quá trình xét tuyển.

- Nhà trường sẽ mời lực lượng công an tham gia giám sát quá trình tuyển sinh, đặc biệt là thời gian xét tuyển, để công tác tuyển sinh được an toàn, bảo mật và khách quan.

c. Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện công tác tuyển sinh.

Trường thành lập Ban thanh tra tuyển sinh, gồm những cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao, có uy tín với đồng nghiệp và có kinh nghiệm trong công tác thanh tra, nhất là thanh tra tuyển sinh do Phó Hiệu trưởng và Trưởng Ban thanh tra chịu trách nhiệm thực hiện theo sự chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường.

Ban thanh tra tuyển sinh của trường chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy định trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh; kịp thời phát hiện những sai sót, vi phạm và đề xuất các hình thức xử lý theo đúng quy định.

d. Giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan

- Nơi tiếp nhận thông tin, bằng chứng về các hiện tượng tiêu cực trong công tác tuyển sinh:

+ Hội đồng tuyển sinh của trường.

+ Ban thanh tra công tác tuyển sinh.

+ Hòm thư góp ý của nhà trường.

- Các cá nhân và tổ chức tiếp nhận thông tin tố cáo phải bảo vệ nguyên trạng bằng chứng và xác minh tính chân thực của bằng chứng, có biện pháp ngăn chặn kịp thời và báo cáo với Hội đồng tuyển sinh để có biện pháp xử lý thích hợp. 

e. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo trước, trong và sau khi kết thúc tuyển sinh theo qui định

Nhà trường thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo kịp thời trong từng giai đoạn triển khai nội dung đề án tuyển sinh 2014. Kết thúc kỳ tuyển sinh, nhà trường tiến hành tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

IV. LỘ TRÌNH VÀ CAM KẾT CỦA TRƯỜNG

1. Lộ trình:

- Năm 2014-2016: Thực hiện tuyển sinh theo đề án đã nêu

- Từ năm 2017: Tổ chức tuyển sinh riêng hoàn toàn theo phương án xét tuyển đã nêu

2. Cam kết

- Nhà trường tổ chức tuyển sinh theo đúng Quy chế và dưới sự chỉ đạo,                  hướng dẫn và giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Thực hiện nghiêm túc, an toàn, đúng quy định trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thí sinh tham gia đăng ký xét tuyển, đảm bảo nghiêm túc, công bằng, khách quan và chống mọi hiện tượng tiêu cực.

- Công bố rộng rãi, công khai các thông tin về hoạt động tuyển sinh của trường để xã hội, phụ huynh và thí sinh theo dõi, giám sát.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời. Kết thúc kỳ tuyển sinh năm 2014, Trường tiến hành tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm, báo cáo Bộ Giáo dục và            Đào tạo.

- Xử lí nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật các hiện tượng tiêu cực, hành vi vi phạm Quy chế.

HIỆU TRƯỞNG

  Hồ Đắc Lộc 

  ->> Xem tất cả các phụ lục tại đây

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lửa cháy đổ dầu thêm

GD&TĐ - Tổng giá trị gói viện trợ mới nhất Mỹ dành cho Ukraine được Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 20/4 vừa qua là 60,84 tỷ USD.