Đề án tuyển sinh của Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai

GD&TĐ - Dưới đây là Đề án tuyển sinh của Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai. Mời bạn đọc quan tâm nghiên cứu và góp ý

Đề án tuyển sinh của Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai

PHẦN MỞ ĐẦU

1.      Tên đề án:

Đề án: “Tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai”

2.      Cơ sở pháp lý xây dựng đề án:

-      Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009;

-      Luật Giáo dục đại học;

-      Quyết định số 221/2005/QĐ-TTg ngày 9 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Chương trình Quốc gia phát triển nhân lực đến năm 2020;

-      Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020".

-      Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

-      Công văn số 2955 /KTKĐCLGD ngày 10 tháng 12 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tuyển sinh riêng vào ĐH, CĐ hệ chính quy;

-      Căn cứ Quyết định số 102/QĐ-BGDĐT ngày 08 tháng 01 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phê duyệt đề án thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy vào các trường khối ngành Văn hoá – Nghệ thuật;

-      Dự thảo Quyết định ban hành quy định về tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy giai đoạn 2014-2016 ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

-      Căn cứ vào Quyết định số 2380/QĐ-BVHTTDL ngày 27/05/2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai;

Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai thực hiện xây dựng đề án tổ chức thi tuyển sinh năm 2013 như sau: 

I.   Mục đích và nguyên tắc lựa chọn phương án tuyển sinh:

1.  Mục đích

-      Nhà trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong công tác tuyển sinh hằng năm.

-      Nâng cao chất lượng tuyển chọn đầu vào, đáp ứng mục tiêu đào tạo của từng ngành và phù hợp điều kiện thực tiễn, cũng như tính chất đặc thù đối với các ngành đào tạo của Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực thiết kế Mỹ thuật.

-      Tạo điều kiện thuận lợi cho các thí sinh dự thi vào trường.

-      Mở rộng nguồn tuyển sinh, nhằm nâng cao chất lượng tuyển chọn đầu vào, phù hợp với đặc điểm và mục tiêu đào tạo các ngành năng khiếu;

-      Thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường trong công tác tuyển sinh, cụ thể: công tác chuẩn bị và công tác tổ chức cho kỳ thi; chấm thi, xét tuyển, triệu tập thí sinh trúng tuyển; chế độ báo cáo và lưu trữ.

-      Không để phát sinh các hiện tượng tiêu cực và biến tướng khác trong công tác tuyển sinh.

2.  Nguyên tắc

-      Đổi mới công tác tuyển sinh phải phù hợp với quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học và mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Chiến lược phát triển giáo dục, Chương trình đổi mới giáo dục đại học và các văn bản của Nhà nước về giáo dục và đào tạo; đặt trong sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

-      Đảm bảo nâng cao được chất lượng đầu vào phù hợp với đặc thù các ngành năng khiếu của trường để đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Cụ thể là đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa của tỉnh Đồng Nai và khu vực phía Nam.

-      Tổ chức tuyển sinh nghiêm túc, công khai, minh bạch, đúng quy định, đảm bảo kết quả tuyển sinh chính xác, khách quan và công bằng; không phát sinh tiêu cực.

-      Phương án được xây dựng trên cơ sở năng lực thực tế của nhà trường, phù hợp với các điều kiện về nguồn lực vật chất và con người của trường.

-      Tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh dự thi.

II. Phương án tuyển sinh

1.  Phương thức tuyển sinh

1.1.    Thi tuyển kết hợp với xét tuyển:

a)    Các ngành, khối thi và môn thi:

 

b)   Các môn thi:

-          Môn Trang trí: Hệ số 2

-          Môn Hình họa: Hệ số 2

c)     Môn xét tuyển: Môn Ngữ văn: Hệ số 1.

Thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, xét tuyển căn cứ trên kết quả thi tốt nghiệp THPT và kết quả tổng kết 3 năm học THPT của thí sinh.

 

· Ghi chú: - ĐTK : điểm tổng kết

- Điểm TTN : điểm thi tốt nghiệp

1.1.    Xét tuyển Xét tuyển dựa vào kết quả thi đại học hệ chính quy theo đề thi chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.(Nếu chưa tuyển đủ chỉ tiêu)

-      Những thí sinh dự thi các trường đại học tuyển sinh theo kỳ thi chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức có cùng khối thi, cùng ngành, có kết quả thi từ điểm sàn trở lên, không có môn nào bị điểm 0;

-      Chỉ xét tuyển những thí sinh nộp đăng ký xét tuyển vào trường với hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và đúng quy định;

-      Thí sinh nộp hồ sơ, lệ phí đăng ký xét tuyển theo quy định của Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

-      Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh được xác định, kết quả thi của thí sinh và chính sách ưu tiên, Trường xét trúng tuyển vào các ngành đào tạo của trường.

-      Điểm trúng tuyển của đợt xét tuyển sau không thấp hơn điểm trúng tuyển của đợt tuyển trước;

-      Nguyên tắc xét tuyển chung là: lấy thí sinh có kết quả thi từ cao trở xuống cho đủ chỉ tiêu đã xác định.

1.2.    Xét tuyển thẳng

Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai xét tuyển thẳng theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các trường khối Văn hóa nghệ thuật.

1.  Quy định cụ thể về việc xét kết quả thi

-   Điểm tuyển sinh là điểm tổng của 2 môn năng khiếu và môn Ngữ văn. Cụ thể điểm tuyển sinh của các ngành được tính như sau:

Hình họa x 2 + Trang trí x 2 + Ngữ văn

-      Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh theo quy định hiện hành theo đối tượng và khu vực;

-      Điểm trúng tuyển theo từng ngành. Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh được xác định, kết quả thi của thí sinh và chính sách ưu tiên, Trường xét trúng tuyển vào các ngành đào tạo của trường.

-      Điểm môn ngữ văn và 2 môn năng khiếu (chưa nhân hệ số) không được dưới điểm 5.0.

·     Diện trúng tuyển:

Những thí sinh đã dự thi đủ số môn quy định và đạt điểm trúng tuyển do trường quy định cho từng đối tượng, theo từng khu vực, không có môn nào bị điểm dưới 5.0 thì thuộc diện trúng tuyển.

2.  Đăng kí dự thi, lịch tuyển sinh, lệ phí tuyển sinh và chính sách ưu tiên.

3.1. Đăng kí dự thi:

-      Hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) đại học, cao đẳng năm 2014 (theo mẫu của Bộ GD-ĐT).

-      Học bạ THPT (phô tô công chứng).

-      Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (phô tô công chứng).

-      Giấy chứng nhận, bằng khen các cuộc thi năng khiếu nghệ thuật từ giải 3 cấp tỉnh trở lên, hoặc những giấy tờ ưu tiên khác ( đối với thí sinh tuyển thẳng)

-      3 ảnh chân dung mới cỡ 3x4.

* Thời gian nhận hồ sơ:

-      Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

-      19/6/2014 – 04/7/2014 nhận bổ sung Học bạ THPT (phô tô công chứng) và Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (phô tô công chứng).

* Địa điểm nhận hồ sơ: Phòng Đào tạo – Trường CĐ Mỹ thuật trang trí Đồng Nai – Số 368, đường 30/4, Phường Trung Dũng, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.

* Phương thức nộp hồ sơ:

-      Nộp trực tiếp tại Phòng Đào tạo Phòng Đào tạo – Trường CĐ Mỹ thuật trang trí Đồng Nai.

-      Gửi phát nhanh qua bưu điện về: Phòng Đào tạo – Trường CĐ Mỹ thuật trang trí Đồng Nai – Số 368, đường 30/4, Phường Trung Dũng, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.

3.2. Lịch tuyển sinh:

-   Thời gian thi: 

Lịch thi tuyển sinh Cao đẳng hệ chính quy năm 2014 của Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai từ ngày 18/7/2014 đến ngày 20/7/2014, cụ thể:

TT

Ngày thi

Buổi

Khối thi

Môn thi

1

18/7/2014

Sáng

từ 8g00

Làm thủ tục dự thi, xử lý những sai sót trong đăng ký dự thi của thí sinh.

2

19/7/2014

Sáng 7g30 – 11g30

H

Trang trí

Chiều

Nghỉ

3

20/7/2014

Sáng 7g30 – 11g30

H

Hình họa

Chiều

Nghỉ

* Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2014

 

-    Địa điểm thi: Trường CĐ Mỹ thuật trang trí Đồng Nai

      Số 368, đường 30/4, phường Trung Dũng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

3.3.  Lệ phí tuyển sinh: Thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Thực hiện theo các quy định tại Thông tư liên tịch số 21/2010/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 11 tháng 2 năm 2010 của Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ thu và sử dụng lệ phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh) đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp và Thông tư liên tịch số 25/2013/TTLT-BTC-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 21/2010/TTLT/BTC-BGDĐT.

3.4.     Chính sách ưu tiên: theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành.

4.  Ưu, nhược điểm của phương án tuyển sinh

·       Ưu điểm:

-      Việc tổ chức thi tuyển kết hợp với xét tuyển như đề xuất trong phương án một mặt cho phép lựa chọn được các sinh viên có đủ điều kiện về kiến thức văn hóa, mặt khác giảm bớt rủi ro từ việc đánh giá kết quả chỉ qua một kỳ thi và có năng khiếu (thông qua thi tuyển các môn năng khiếu) phù hợp với các chuyên ngành đặc thù của trường, đảm bảo được chất lượng nguồn tuyển theo yêu cầu của ngành;

-      Đáp ứng nguồn nhân lực và các ngành nghề mà xã hội đang cần; Phù hợp với đặc thù các ngành đào tạo của trường và với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; phù hợp với quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Chiến lược phát triển giáo dục; Định hướng được việc lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh THPT.

·       Nhược điểm: Việc kết hợp vừa thi tuyển vừa xét tuyển cần nhiều thời gian, công đoạn trong thu nhận và xử lý hồ sơ

5.  Điều kiện thực hiện phương án tuyển sinh

5.1.     Điều kiện về con người

Hiện nay, Trường có có 94 cán bộ, viên chức, trong đó có 65 người làm công tác giảng dạy, bao gồm:

Tiến sĩ: 01 người

                              Đang theo học tiến sĩ: 04 người

Thạc sĩ: 18

Đại học: 47

Tất cả đều có kinh nghiệm giảng dạy, có trình độ chuyên môn, có lòng yêu nghề và đam mê trong sáng tạo nghệ thuật, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm với công việc. Số lượng cũng như chất lượng giảng viên sẽ tiếp tục phát triển theo nhu cầu thực tế của Nhà trường, đảm bảo cho công tác tuyển sinh.

5.2.     Cơ sở vật chất.

Trường có đủ điều kiện vật chất về phòng học, giảng đường, các phòng chức năng, phương tiện nghe, nhìn, đảm bảo công tác tuyển sinh hằng năm.

III- Tổ chức thực hiện

1.  Công tác chuẩn bị tuyển sinh:

a)   Căn cứ quy định của Qui chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui và các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác tuyển sinh, trường ra quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh.

Hội đồng tuyển sinh của trường do Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo làm chủ tịch Hội đồng. Hội đồng tuyển sinh chịu trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo toàn bộ hoạt động tuyển sinh của trường.

Hội đồng tuyển sinh có các Ban giúp việc: Ban thư ký; Ban cơ sở vật chất; Ban thanh tra; Ban đề thi; Ban coi thi; Ban chấm thi; ...

b) Trường thông báo công khai trên trang thông tin điện tử và các phương tiện thông tin đại chúng phương án tuyển sinh.

Thông tin tuyển sinh của các trường bao gồm: tên trường, ký hiệu trường, địa chỉ liên hệ, trình độ đào tạo, ngành đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh, phương thức tuyển sinh, khối thi, môn thi/xét tuyển, thời gian xét tuyển, vùng tuyển và các thông tin khác liên quan khác.

c) Ban hành các Quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh, các Ban giúp việc Hội đồng; các văn bản quy định, hướng dẫn về công tác tuyển sinh;

d) Chuẩn bị nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, văn phòng phẩm, ... cho việc biên soạn đề thi, tổ chức thi, chấm thi ...

2.  Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện công tác tuyển sinh

-      Trường thành lập Ban thanh tra tuyển sinh, gồm những cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao, có uy tín với đồng nghiệp và có kinh nghiệm trong công tác thanh tra, nhất là thanh tra tuyển sinh.

-      Sau khi công bố quyết định thành lập ban thanh tra tuyển sinh, Ban thanh tra được tập huấn đầy đủ đảm bảo thực hiện công tác thanh tra theo đúng chức năng, nhiệm vụ và quy chế tuyển sinh. Ban thanh tra tuyển sinh của trường chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy định, quy trình trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh, như: công tác ra đề thi, coi thi, chấm thi, xét tuyển, thi tuyển sinh theo đúng Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo; kịp thời phát hiện những sai sót, vi phạm và đề xuất các hình thức xử lý theo đúng quy định.

3.  Công tác giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan,...

-      Hội đồng tuyển sinh Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai tổ chức thực hiện thi tuyển sinh nghiêm túc, an toàn, đúng quy chế; tạo sự thuận lợi tối đa cho các thí sinh dự thi; công bằng, khách quan và chống mọi tiêu cực. Nếu thí sinh có thắc mắc về công tác tuyển sinh của nhà trường thì HĐTS nhà trường có trách nhiệm giải đáp các thắc mắc của thí sinh và báo cáo kịp thời về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4.  Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo trước, trong và sau khi kết thúc tuyển sinh theo quy định.

-      Thông báo trên Website của trường, trên các phương tiện thông tin đại chúng phương án tuyển sinh của trường. Thông tin tuyển sinh của trường bao gồm: tên trường, ký hiệu trường, địa chỉ liên hệ, trình độ đào tạo, ngành đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh, phương thức tuyển sinh, khối thi, môn thi, thời gian thi, vùng tuyển và các thông tin khác liên quan khác.

-      Kết thúc kỳ thi tuyển sinh năm 2014, Nhà trường tiến hành tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5.  Sự phối hợp và hỗ trợ của các ban, ngành địa phương trong các khâu của công tác tuyển sinh.

Trường phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an địa phương để đảm bảo an ninh, an toàn cho công tác tuyển sinh.

IV. Lộ trình cam kết của Trường

1. Lộ trình

Năm 2014: Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai thực hiện kết hợp thi tuyển sinh riêng và xét tuyển đối với các ngành đào tạo trong nhà trường. Hàng năm, sau kỳ tuyển sinh, trường sẽ tổ chức rút kinh nghiệm và sẽ có các điều chỉnh (nếu cần thiết) để nâng cao chất lượng tuyển chọn cho những năm sau.

2. Cam kết

- Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai tổ chức tuyển sinh theo quy định của Quy chế và dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai cam kết và chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm túc, an toàn, đúng quy định trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi tối đa cho các thí sinh tham gia đăng ký dự thi, xét tuyển, đảm bảo nghiêm túc, công bằng, khách quan và chống mọi hiện tượng tiêu cực.

- Các thông tin về hoạt động tuyển sinh của trường được công bố rộng rãi, công khai, để xã hội, phụ huynh và thí sinh theo dõi, giám sát.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời. Kết thúc kỳ tuyển sinh năm 2014, Trường tiến hành tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm, báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Xử lí nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật các hiện tượng tiêu cực, hành vi vi phạm Quy chế.

V.  Phụ lục của đề án

1. Dự thảo Quy chế tuyển sinh riêng của trường; các văn bản hướng dẫn.

Chương 1

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định về tuyển sinh cao đẳng (CĐ) hệ chính quy, bao gồm: Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của trường trong công tác tuyển sinh; chuẩn bị và công tác tổ chức cho kỳ thi; chấm thi; xét tuyển, triệu tập thí sinh trúng tuyển; chế độ báo cáo và lưu trữ.

2. Quy chế này áp dụng riêng đối với trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai trong việc thực hiện tuyển sinh hệ cao đẳng chính quy kể từ năm 2014.

Điều 2. Thi tuyển sinh và tuyển sinh

1. Hằng năm, trường tổ chức tuyển sinh các ngành được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt chỉ tiêu tuyển sinh CĐ hệ chính quy tổ chức nhiều lần tuyển sinh sau kỳ thi chung ĐH-CĐ của Bộ GD-ĐT.

2. Hiệu trưởng trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai chịu trách nhiệm tổ chức xét tuyển môn Ngữ Văn và thi tuyển các môn năng khiếu hoặc sử dụng kết quả điểm thi ĐH - CĐ cùng khối theo đề thi chung ĐH-CĐ của Bộ GD-ĐT.

3. Các môn năng khiếu thi theo đề thi riêng của trường. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các khâu: ra đề thi, tổ chức thi, chấm thi; xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT.

4. Tổ chức thi tuyển sinh theo đề thi riêng, thời gian riêng; Hiệu trưởng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các khâu: ra đề thi; tổ chức kỳ thi; chấm thi và phúc khảo, xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển; giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến kỳ thi.

Điều 3. Chỉ đạo công tác tuyển sinh

Hằng năm, Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo tuyển sinh của Trưởng để giúp Hiệu trưởng chỉ đạo công tác tuyển sinh.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo tuyển sinh do Hiệu trưởng căn cứ quy chế quy định.

Điều 4. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát tuyển sinh

Theo quy định tại Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ của Bộ GD-ĐT

Điều 5. Điều kiện dự thi

Theo quy định tại Quy chế tuyển sinh  của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Điều 6. Diện trúng tuyển

 Theo quy định tại Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ của Bộ GD-ĐT

Điều 7. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh

Theo quy định tại Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ của Bộ GD-ĐT

Điều 8. Thủ tục và hồ sơ đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển, chuyển nhận giấy báo thi.

Theo quy định tại Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ của Bộ GD-ĐT

Chương 2

TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
CỦA TR
ƯỜNG TRONG CÔNG TÁC TUYỂN SINH

Theo quy định tại Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ của Bộ GD-ĐT

Chương 3

CHUẨN BỊ VÀ TỔ CHỨC CHO KÌ THI;
CHẤM THI VÀ PHÚC KHẢO

Mục 1

CHUẨN BỊ CHO KÌ THI

Điều 15. Quy định về khối thi, môn thi, thời gian thi và phòng thi. Tổ chức nhận hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT và gửi giấy báo thi cho thí sinh

1.   Khối thi,môn thi và môn xét tuyển của trường:

a)  Khối thi: H

b)  Môn thi: Hình hoạ, Trang trí

c)  Môn xét tuyển: Môn Ngữ văn

2.       Thời gian thi: quy định cho mỗi đợt thi của kỳ thi tuyển sinh CĐ là 4 ngày. Ngày thứ nhất làm thủ tục dự thi. Ngày thứ hai và thứ ba làm bài thi; ngày thứ 4 dự phòng khi cần thiết.

Lịch thi từng ngày do Chủ tịch HĐTS trường quyết định .

3. Phòng thi: Trước kỳ thi chậm nhất là 1 tuần, HĐTS trường phải tổ chức các điểm thi và chuẩn bị đủ số phòng thi cần thiết. Mỗi phòng thi theo danh sách xếp tối đa không quá 30 thí sinh và phải có đủ ánh sáng, bàn, ghế, phấn, bảng, bục để mẫu,... Vị trí phòng thi phải an toàn, yên tĩnh. Mỗi phòng thi phải có hai cán bộ coi thi.

4. Tổ chức nhận hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT và gửi giấy báo thi cho thí sinh:

Hiệu trưởng (hoặc Chủ tịch HĐTS) giao cho Phòng Đào tạo (hoặc Ban Thư ký) tổ chức nhận hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT, in và gửi giấy báo dự thi cho thí sinh, đồng thời chỉ đạo bộ phận máy tính triển khai hoạt động về sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, theo quy định tại Điều 20 của Quy chế này.     

Điều 16. Yêu cầu về nội dung đề thi

1. Đề thi tuyển sinh các môn năng khiếu phải đạt được các yêu cầu kiểm tra kiến thức, kỹ năng thực hành mỹ thuật cơ bản.

Nội dung đề thi phải bảo đảm tính khoa học, chính xác, chặt chẽ. Lời văn, câu chữ phải rõ ràng, không có sai sót.

Đề thi phải đạt yêu cầu phân loại được trình độ năng khiếu của thí sinh và phù hợp với thời gian quy định cho mỗi môn thi. 

2. Không được phép có sai sót về nội dung đề thi. Không ra đề thi quá khó, quá phức tạp. Thống nhất các ký hiệu, thuật ngữ theo quy định hiện hành.

Điều 17. Quy trình ra đề thi

Trường thành lập Ban đề thi để ra đề thi riêng của trường đối với các môn thi năng khiếu về mỹ thuật. Trường chịu trách nhiệm về nội dung đề thi, quy trình ra đề thi, bảo mật đề thi theo đúng qui chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Việc biên soạn đề thi tuyển sinh các môn năng khiếu được đặt tại địa điểm an toàn, kín đáo, biệt lập được bảo vệ nghiêm ngặt suốt thời gian làm đề thi, có đầy đủ điều kiện về phương tiện bảo mật, phòng cháy, chữa cháy. Người làm việc trong khu vực làm đề thi phải đeo phù hiệu riêng và chỉ hoạt động trong phạm vi cho phép theo quy trình sau đây:

- Các cán bộ giới thiệu đề thi do Chủ tịch HĐTS chỉ định, các đề thi giới thiệu phải được niêm phong tuyệt mật do Chủ tịch HĐTS cất giữ. Danh sách các cán bộ giới thiệu đề thi hoàn toàn bí mật; 

-   Tổ chức phản biện đề thi. Người làm phản biện không tiếp xúc với người ra đề thi, không có đáp án và thang điểm, trực tiếp giải chi tiết đề thi (có bấm giờ). Sau đó, đề xuất ý kiến bằng văn bản với Trưởng ban Đề thi về nội dung đề thi, đáp án, thang điểm, độ khó của đề thi. Sau khi phản biện, người ra đề thi và người phản biện, dưới sự chủ trì của Trưởng ban Đề thi, phải họp lại để thống nhất ý kiến (có ghi biên bản) về những điểm cần sửa chữa, bổ sung.

-   Sau khi chỉnh sửa lần cuối đề thi, đáp án và thang điểm, với sự đóng góp ý kiến của các cán bộ biên soạn đề thi và phản biện đề thi của từng môn. Trưởng ban Đề thi tự mã hoá các đề thi dự kiến theo ký hiệu I, II và quyết định đề chính thức hay dự phòng.

-   Toàn bộ đề thi chính thức và đề thi dự bị, đáp án và thang điểm khi chưa công bố (kể cả đề thi được sử dụng và đang trong giờ thi) cùng tất cả các tài liệu liên quan thuộc danh mục tài liệu bí mật Nhà nước độ “Tối mật” do chính Trưởng ban Đề thi cất giữ theo chế độ bảo mật; Trưởng ban Đề thi trực tiếp chỉ đạo việc đánh máy vi tính, in, đóng gói bằng phong bì đủ tối và bền, có nhãn niêm phong, bảo quản, phân phối đề thi theo quy trình bảo mật quy định tại Điều 20 Quy chế tuyển sinh.

-   Tất cả mọi người tham gia làm đề thi từ khi tiếp xúc với đề thi đều phải hoàn toàn cách ly với môi trường bên ngoài, không được dùng điện thoại cố định hoặc điện thoại di động hay bất kỳ phương tiện thông tin liên lạc nào khác. Trong trường hợp cần thiết, chỉ Trưởng ban Đề thi mới được liên hệ với Chủ tịch HĐTS bằng điện thoại dưới sự giám sát của cán bộ bảo vệ. Cán bộ tham gia biên soạn, phản biện đề thi và những người phục vụ Ban Đề thi tại nơi làm đề thi chỉ được ra khỏi khu vực cách ly sau khi đã thi xong môn cuối cùng của kỳ thi. Trưởng ban Đề thi và các cán bộ làm đề thi phải thường trực trong suốt thời gian sao, in đề thi và trong thời gian thí sinh làm bài thi để giải đáp và xử lý các vấn đề liên quan đến đề thi.

-   Việc đánh máy, in, đóng gói, bảo quản, phân phối, sử dụng đề thi được tiến hành dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng ban Đề thi; Máy và thiết bị tại nơi làm đề thi và nơi sao in đề thi, dù bị hư hỏng hay không dùng đến, chỉ được đưa ra ngoài khu vực cách ly khi thi xong môn cuối cùng của kỳ thi.

Điều 18. Quy định về bảo mật đề thi

Theo quy định tại Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ của Bộ GD-ĐT

Điều 19. Xử lý các sự cố bất thường của đề thi

Theo quy định tại Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ của Bộ GD-ĐT

Điều 20. Các quy định về sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong công tác tuyển sinh

Theo quy định tại Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ của Bộ GD-ĐT

Mục 2

TỔ CHỨC KỲ THI

Theo quy định tại Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ của Bộ GD-ĐT

Mục 3

CHẤM THI

Điều 24. Khu vực chấm thi

1. Khu vực chấm thi bao gồm nơi chấm thi và nơi bảo quản bài thi. Nơi chấm thi và nơi bảo quản bài thi cần được bố trí gần nhau, liên tục có người bảo vệ suốt ngày đêm, có đủ phương tiện phòng cháy, chữa cháy, bảo mật và bảo quản bài thi.

2. Cửa được khoá bằng 2 khoá khác nhau, Trưởng môn chấm thi giữ chìa của một khoá, uỷ viên Ban Thư ký giữ chìa của một khoá. Cửa chỉ được mở khi có mặt cả hai người giữ chìa khoá.

3. Tuyệt đối không được mang tài liệu, giấy tờ riêng và các loại bút không nằm trong quy định của Ban Chấm thi khi vào và ra khỏi khu vực chấm thi.

Điều 25. Quy trình chấm thi

Trưởng môn chấm thi tập trung toàn bộ cán bộ chấm thi để quán triệt quy chế, thảo luận đáp án, thang điểm, chấm thử, sau đó tổ chức chấm thi theo quy trình chấm hội đồng từ 3 đến 5 cán bộ chấm thi. Nghiêm cấm sử dụng các loại bút xoá khi chấm thi.

Trưởng ban Chấm thi nhận phiếu chấm riêng cho từng môn được thiết kế phù hợp với đáp án và thang điểm chi tiết do Trưởng ban Đề thi phê duyệt.

Ban Thư ký giao túi bài thi cho Trưởng môn chấm thi.

Trưởng môn chấm thi cùng cán bộ chấm thi kiểm tra từng túi bài thi xem có đủ số tờ, đủ số phách không. Không chấm những bài làm trên giấy khác với giấy dùng cho kỳ thi đó. Cán bộ chấm thi có trách nhiệm giao những bài thi không đúng theo quy định cho Trưởng môn chấm thi xử lý thí sinh dự thi vi phạm Quy chế theo quy định tại Điều 41 Quy chế tuyển sinh.

Sau khi thảo luận, phân loại, đánh giá bài thi theo đáp án thang điểm, cán bộ chấm thi chấm trực tiếp vào bài làm của thí sinh, ghi rõ họ tên và ký vào bài thi của thí sinh, biên bản chấm thi, phiếu chấm thi.

Chấm xong cán bộ chấm thi sắp xếp bài thi vào từng túi đựng bài thi theo thứ tự số phách từ nhỏ đến lớn, giao túi bài thi cho Trưởng  môn chấm thi để bàn giao cho ban Thư ký.

Điều 26. Chấm bài thi và làm biên bản chấm thi

1. Thang điểm và hệ số

           a) Môn Ngữ văn: ( Hệ số 1).

Môn Ngữ văn khối H tính điểm hệ số 1, không tổ chức thi mà xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT và điểm tổng kết 3 năm học được tính như sau:

 

b) Môn năng khiếu nhân hệ số 2: (Việc tính hệ số do máy tính thực hiện)

c) Thang điểm chấm thi là thang điểm 10. Cán bộ chấm thi chỉ chấm theo thang điểm 10. Các ý nhỏ được chấm điểm lẻ đến 0,5 điểm.  Việc tính hệ số do máy tính thực hiện;

d) Trong Giấy chứng nhận kết quả thi, chỉ ghi điểm môn thi chưa nhân hệ số. Khi thông báo điểm trúng tuyển phải nói rõ môn nào nhân hệ số và hệ số mấy;

e) Cán bộ chấm thi phải chấm bài thi đúng theo thang điểm và đáp án chính thức đã được Chủ tịch HĐTS phê duyệt;

f) Khi chấm thi không quy tròn điểm từng bài thi. Việc quy tròn điểm do máy tính tự động thực hiện theo nguyên tắc: Nếu tổng điểm 3 môn thi có điểm lẻ từ 0,25 đến dưới 0,5 thì quy tròn thành 0,5; có điểm lẻ từ 0,75 đến dưới 1,0 thì quy tròn thành 1,0;

g) Những bài làm đúng, có cách giải sáng tạo, độc đáo khác với đáp án có thể được thưởng điểm. Mức điểm thưởng do cán bộ chấm thi đề xuất và do Trưởng môn chấm thi trình Trưởng Ban chấm thi quyết định, nhưng không vượt quá 1 điểm.

2. Xử lý kết quả chấm và làm biên bản chấm thi.

Ban thư ký so sánh kết quả chấm và xử lý như sau:

Tình huống

Cách xử lý

Điểm toàn bài hoặc điểm thành phần bằng nhau hoặc lệch nhau:

- Từ 0,5 đến dưới 1,0 điểm

Hai cán bộ chấm thảo luận thống nhất điểm, rồi ghi điểm, ghi rõ họ tên và ký vào tờ giấy làm bài của thí sinh.

Điểm toàn bài lệch nhau:

- Từ 1,0 đến 1,5 điểm

Hai cán bộ chấm đối thoại và ghi lại bằng biên bản, báo cáo Trưởng môn chấm thi để thống nhất điểm (không sửa chữa điểm trong phiếu chấm hoặc phần tổng hợp điểm trong bài thi) sau đó ghi điểm, ghi rõ họ tên và ký vào tờ giấy làm bài của thí sinh. Nếu đối thoại không thống nhất được điểm thì Trưởng môn chấm thi quyết định điểm, ghi điểm và ký vào bài thi.

Điểm toàn bài lệch nhau:

- Trên 1,5 điểm

Trưởng môn chấm thi tổ chức chấm lần thứ 3 trực tiếp vào bài thi của thí sinh bằng mực màu khác.

Điều 27. Quản lý điểm bài thi

Sau khi chấm thi xong tất cả các môn, trường công bố điểm thi của thí sinh trên mạng của trường (www.dongnaiart.edu.vn), trên mạng Giáo dục (www.edu.net.vn) và trên các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời truyền dữ liệu về Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Đào tạo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

Tất cả các tài liệu liên quan đến điểm thi đều phải niêm phong và do Trưởng ban Thư ký trực tiếp bảo quản.

Mục 4

PHÚC KHẢO VÀ KIỂM TRA VIỆC PHÚC KHẢO

            Điều 28. Tổ chức phúc khảo bài thi

Hội đồng tuyển sinh không tổ chức phúc khảo bài thi do thí sinh chỉ thi 2 môn năng khiếu.

Chương 4

XÉT TUYỂN VÀ TRIỆU TẬP THÍ SINH TRÚNG TUYỂN

Theo quy định tại Quy chế tuyển sinh ĐH,CĐ của Bộ GD-ĐT

Chương 5

CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ LƯU TRỮ

Theo quy định tại Quy chế tuyển sinh ĐH,CĐ của Bộ GD-ĐT

Chương 6

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Theo quy định tại Quy chế tuyển sinh ĐH,CĐ của Bộ GD-ĐT

2. Kết quả tuyển sinh của trường 5 năm qua

Năm tuyển sinh

Chỉ tiêu tuyển sinh

Số thí sinh Đk dự thi

Số thí sinh đến dự thi

Số thí sinh Trúng tuyển

Tổng số đến nhập học

Ghi chú

2009

250

973

583

367

250

2010

250

568

417

351

243

2011

250

589

445

366

243

2012

250

442

358

339

196

2013

250

461

336

330

242

3. Các ngành, chuyên ngành và trình độ đào tạo của trường

a. Cao đẳng chính quy:

1) Ngành Thiết kế Đồ họa

2) Ngành Thiết kế Nội thất

3) Ngành Thiết kế Thời trang

4) Ngành Truyền thông đa phương tiện

5) Ngành Gốm

6) Ngành Điêu khắc

7) Ngành Nhiếp ảnh

b. Liên thông Cao đẳng chính quy:

1) Ngành Thiết kế Đồ họa

2) Ngành Truyền thông đa phương tiện

          c. Cao đẳng nghề:

1) Ngành May và Thiết kế Thời trang

2) Ngành Mộc xây dựng và Trang trí nội thất

3) Ngành Thiết kế Đồ họa

d. Liên kết với các trường: 

Đại học Công nghệ Sài Gòn:  Đào tạo Đại học ngành Thiết kế Đồ họa; Thiết kế Nội thất; Tạo dáng sản phẩm công nghiệp;

4. Danh mục các nguồn lực (cơ sở vật chất và đội ngũ) để  thực hiện đề án.

a. Cơ sở vật chất:

TT

Nội dung

Đơn vị tính

Số lượng

I

Diện tích đất đai

ha

1.7

II

Diện tích sàn xây dựng

m2

11.907,9

1

Giảng đ­ường

m2

Số phòng

phòng

46

Tổng diện tích

m2

2087

2

Phòng học máy tính

Số phòng

phòng

08

Tổng diện tích

m2

358

3

Phòng học ngoại ngữ

Số phòng

phòng

06

Tổng diện tích

m2

240

4

Thư­ viện

m2

336

5

Xư­ởng thực tập, thực hành

Số phòng

phòng

5

Tổng diện tích

m2

749

6

Ký túc xá thuộc cơ sở đào tạo quản lý

Số phòng

phòng

12

Tổng diện tích

m2

2436

7

Diện tích nhà ở học sinh (KTX)

m2

2038

8

Diện tích khác:

Diện tích hội trường

m2

366

Diện tích câu lạc bộ

m2

900

Diện tích nhà tập TDTT

m2

1594

b. Đội ngũ Cán bộ, giảng viên năm học 2013-2014

                                                                                                 Đơn vị tính: Người

TT

Nội dung

Tổng số

Trình độ

G.Sư

P.GS

TS

KH,

tiến sỹ

Thạc sĩ

Cử nhân

khác

1

Ban giám hiệu

02

02

2

Phòng Đào tạo

05

01

04

3

Phòng QLHSSV

03

03

4

Phòng NCKH - ĐN

03

01

01

01

5

Phòng Tổ chức - HCTH

18

01

05

12

Phòng Tài vụ

04

02

02

6

Khoa Thiết kế Đồ họa

13

03

10

7

Khoa Thiết kế Thời trang

03

01

02

8

Khoa Đa truyền thông – Nhiếp ảnh

10

10

9

Khoa Gốm – Điêu khắc

08

01

07

10

Khoa KTCB

07

05

02

11

Khoa Thiết kế Nội thất

08

02

06

12

Trung tâm MTUD

01

01

13

Trung tâm NN-TH&DN

01

01

14

Trung tâm Thư viện

03

03

15

Trung tâm KTX-GDTC

05

01

04

Tổng cộng

94

01

18

57

18

            Căn cứ vào tình hình thực tế và năng lực của Trường về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, cơ chế và kinh nghiệm quản lý về hoạt động dạy, học và thi cử, kinh nghiệm tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng 2013…, Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai rất mong Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục & Đào tạo chấp thuận cho Trường được tổ chức tuyển sinh theo Đề án như trên, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai và góp phần thúc đẩy giáo dục đại học Việt Nam ngày càng phát triển, hội nhập với thế giới.

                                                               PHÓ HIỆU TRƯỞNG

                                                                 Phụ trách trường

                                                                  TRẦN ĐÌNH QUẢ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ