Đảm bảo cơ sở vật cho chương trình, SGK mới

GD&TĐ - Bộ GD&ĐT cho biết đã trình Thủ tướng Chính phủ Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục phổ thông phù hợp với lộ trình áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới.

Đảm bảo cơ sở vật cho chương trình, SGK mới

Đề án phân rõ trách nhiệm tổ chức thực hiện, nguồn vốn của Trung ương, địa phương và thực hiện xã hội hoá. Đồng thời, hướng dẫn các địa phương thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng, thẩm định chủ trương đầu tư các công trình thuộc danh mục Đề án, xây dựng phương án phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ dự phòng giai đoạn 2012 - 2015.

Bên cạnh đó, trong năm học 2016 – 2017, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản quy định, hướng dẫn về chuẩn cơ sở vật chất trường học và trang thiết bị dạy học được rà soát, hoàn thiện; xây dựng văn bản hướng dẫn triển khai đầu tư và phân bổ vốn đầu tư ngân sách năm 2017 cho các đơn vị trực thuộc Bộ để xây dựng cơ sở vật chất theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, hướng dẫn các địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thuộc phạm vi của ngành Giáo dục.

So sánh số trường và tỷ lệ trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia với năm học 2015-2016. Nguồn: Báo cáo của Vụ Giáo dục Mầm non, Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ Giáo dục Trung học, 2017
So sánh số trường và tỷ lệ trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia với năm học 2015-2016. Nguồn: Báo cáo của Vụ Giáo dục Mầm non, Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ Giáo dục Trung học, 2017  
So sánh số phòng học kiên cố, bán kiên cố, phòng học tạm, 
học nhờ của giáo dục mầm non với năm học 2015 – 2016. Nguồn: Báo cáo của Vụ Giáo dục Mầm non, 2017 

Tăng 14.084 phòng học giáo dục mầm non

Các địa phương quan tâm tăng cường cơ sở vật chất theo hướng kiên cố hoá, chuẩn hoá và từng bước hiện đại, xóa bỏ các phòng học 3 ca, phòng học xuống cấp, phòng học tạm, phòng học nhờ, ưu tiên cho việc duy trì phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, tiểu học, trung học cơ sở và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

So với năm học 2015 - 2016, số lượng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia tăng 659 trường; tiểu học 344 trường; THCS tăng 580 trường, THPT tăng 283 trường; 100% các tỉnh, thành phố đã hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.

So với năm học 2015 - 2016, phòng học cho giáo dục mầm non tăng 14.084 phòng, trong đó phòng kiên cố tăng 17.687 phòng; phòng bán kiên cố giảm 2.839 phòng; phòng học tạm giảm 818 phòng; phòng học nhờ, mượn giảm 342 phòng. Có 38.229 điểm trường có sân chơi, đạt 88,6 % (tăng 1,7%).

Đối với cấp học mầm non và phổ thông, tỷ lệ lớp/phòng học bình quân chung cả nước là 1,11 lớp/phòng học, từng bước đáp ứng được nhu cầu học 2 buổi/ngày . Tuy nhiên, tỷ lệ phòng học kiên cố/lớp khá thấp, chỉ đạt bình quân khoảng 0,68. Do đó, để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa, trong thời gian tới cần ưu tiên đầu tư xây dựng thêm phòng học.

Một số trường phổ thông dân tộc nội trú trong số 48 trường thuộc danh mục của Quyết định số 1640/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tiếp tục hỗ trợ đầu tư xây dựng; 2 trường phổ thông dân tộc nội trú mới được thành lập do chia tách địa giới hành chính và theo quy hoạch mạng lưới điều chỉnh tại các tỉnh Tuyên Quang, Khánh Hòa. Hỗ trợ trang thiết bị, sửa chữa, cải tạo các hạng mục thiết yếu các trường/điểm trường có học sinh phổ thông dân tộc bán trú.

Dù vậy, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học vẫn còn thiếu, lạc hậu. Ở một số địa phương nguồn kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất trường, lớp còn hạn hẹp, đầu tư còn dàn trải, hiệu quả chưa cao.

Một số địa phương thực hiện việc rà soát các trang thiết bị dạy và học chưa tốt; chưa quan tâm đầu tư nguồn lực tương xứng để phát triển giáo dục và đào tạo của địa phương. Các quy định liên quan đến việc bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học trong các cơ sở giáo dục phổ thông còn thiếu, chưa đồng bộ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ