Chuyên gia đề xuất chính sách phân tầng, xếp hạng cơ sở giáo dục đại học

GD&TĐ -  Cần làm rõ khái niệm phân tầng GDĐH với khái niệm xếp hạng chất lượng; bổ sung nội dung phân tầng cho các cơ sở đại học tinh hoa và đại học đại chúng.  

Cần làm rõ khái niệm phân tầng GDĐH với khái niệm xếp hạng chất lượng. Ảnh minh họa/internet
Cần làm rõ khái niệm phân tầng GDĐH với khái niệm xếp hạng chất lượng. Ảnh minh họa/internet

Thực tế cho thấy, cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) hiện nay được thực hiện theo Điều 9 Luật GDĐH, Nghị định số 73/2015/NĐ-CP ngày 8/9/2015 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn phân tầng, khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở GDĐH. Đây là nội dung mới của Luật GDĐH. Tuy nhiên việc triển khai mới chỉ dừng lại ở mức đầu tiên là kiểm định.

Đó là nhận định của GS.TS Nguyễn Trọng Hoài - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TPHCM. Xuất phát từ thực tiễn khách quan, GS.TS Nguyễn Trọng Hoài - đề xuất chính sách phân tầng và xếp hạng cơ sở GDĐH.

Nhà nước quy định tiêu chuẩn phân tầng cơ sở GDĐH; công nhận các bên thứ ba có năng lực và uy tín xếp hạng, nên hướng đến các tổ chức xếp hạng trung lập có tầm ảnh hưởng quốc tế để xếp hạng các cơ sở GDĐH trong nước chung với các cơ sở GDĐH các quốc gia khác làm cơ sở cho quản lý nhà nước công nhận xếp hạng để có căn cứ đầu vào các cơ sở GDĐH.

"Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn hiện nay cho thấy, việc công nhận xếp hạng đối với các đại học, trường đại học được thực hiện bởi các tổ chức độc lập, đảm bảo tính khách quan hơn trong việc xây xếp hạng các cơ sở GDĐH.

Luật quy định cứng các tiêu chí phân tầng và xếp hạng chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn quản lý GDĐH" - GS.TS Nguyễn Trọng Hoài thẳng thắn trao đổi, đồng thời đặt vấn đề:

Điều 9 - Phân tầng cơ sở GDĐH, Mục 5 - Chính phủ quy định tiêu chuẩn phân tầng cơ sở GDĐH; công nhận các bên thứ ba có năng lực và uy tín xếp hạng, nên hướng đến các tổ chức xếp hạng trung lập có tầm ảnh hưởng quốc tế các cơ sở GDĐH trong nước chung với các cơ sở GDĐH tại các quốc gia khác làm cơ sở cho quản lý nhà nước công nhận xếp hạng để có căn cứ đầu tư vào các cơ sở GDĐH).

Liên quan đến các Điều Luật cần chỉnh sửa, GS.TS Nguyễn Trọng Hoài - cho rằng: Ở Điều 9 -Phân tầng cơ sở GDĐH. Cần làm rõ khái niệm phân tầng GDĐH với khái niệm xếp hạng chất lượng; bổ sung nội dung phân tầng cho các cơ sở đại học tinh hoa và đại học đại chúng.

Cụ thể: Sửa đổi, bổ sung toàn bộ Điều 9 theo hướng: Thứ nhất, bỏ tiêu chí xếp hạng (Khoản 3) vì các tiêu chí này sẽ theo triết lý của từng tổ chức xếp hạng độc lập sẽ khác nhau;

Thứ hai, nên bỏ Điểm c, Khoản 4 về cơ sở GDĐH định hướng thực hành;

Thứ ba, bỏ thẩm quyền công nhận kết quả xếp hạng (Khoản 5) vì nếu là tổ chức xếp hạng độc lập có uy tín thì sẽ được xã hội thừa nhận và không chỉ có một tổ chức xếp hạng độc lập có uy tín mà có thể có nhiều hơn;

Thứ tư, thay vì phân tầng nên chăng tăng cường quyền tự chủ của cơ sở GDĐH, bỏ cả quy định phân tầng để cơ sở GDĐH có quyền tự xác định hướng phát triển của mình và thay đổi theo hướng phát triển phù hợp với điều kiện và nhu cầu của mỗi giai đoạn; các cơ sở GDĐH xác định trong tầm nhìn và sứ mạng của mình, được các cơ quan độc lập kiểm định về xếp hạng dựa trên sứ mạng và tầm nhìn đối chiếu với các hoạt động liên quan.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ