Chữa lành khủng hoảng tâm lý - vai trò của tham vấn học đường

GD&TĐ - Mới đây, một số học sinh lớp 8 của Trường THCS Lê Quý Đôn (thị xã Bến Cát, Bình Dương) đã quây đánh nữ sinh lớp 9A2 cùng trường do các em có mâu thuẫn về màu sắc của giày thể dục khiến phụ huynh và những nhà giáo dục xót xa và buồn phiền.

Những chuyên gia tâm lý với kiến thức, trải nghiệm sẽ giúp các em vượt qua khủng hoảng. 
   Ảnh minh họa/ INT
Những chuyên gia tâm lý với kiến thức, trải nghiệm sẽ giúp các em vượt qua khủng hoảng. Ảnh minh họa/ INT

Bạo lực học đường đang trở thành nỗi lo lắng, trăn trở không chỉ của nhà trường, gia đình và xã hội.

Thực tế, HS bạo hành với HS là quan hệ bạo lực dễ xảy ra nhất. Do tâm sinh lý lứa tuổi hình thành, tính cách các em dễ hiếu động khiến va chạm trong quan hệ sinh hoạt là không thể tránh khỏi. Lý giải về điều này, các nhà tâm lý cho rằng, do các em nhiễm các mô hình bạo lực trong môi trường xã hội. Nhưng vì sợ thầy cô, nhà trường kỷ luật, các em thường tìm góc khuất như ngã ba đường, ngã tư để che giấu hành vi bạo lực của mình.

Bày tỏ quan điểm trước sự việc trên, ông Bùi Văn Linh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD&ĐT) cho biết: Tuy xảy ra ở ngoài trường học, nhưng đây là hành vi bạo lực cần lên án mạnh mẽ.

Sự việc là hành động gây rối trật tự công cộng, đã làm xấu đi hình ảnh đẹp đẽ của học sinh nói riêng, thế hệ trẻ nói chung và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động giáo dục toàn diện cho HS, SV.

Có thể nói, bạo lực học đường ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tâm lý và sức khỏe tinh thần của không ít HS bị bắt nạt những HS bắt nạt và chứng kiến bắt nạt. HS bị bắt nạt có thể trở nên buồn bã, cô đơn, cảm thấy chán nản hoặc bế tắc vì không biết chia sẻ với ai và không tìm được cách giải quyết.

HS thực hiện hành vi bắt nạt ngoài việc nhận hình thức xử phạt theo quy định của nhà trường hoặc pháp luật còn đối mặt với việc các bạn né tránh. HS chứng kiến bắt nạt có thể trở nên lo lắng sợ hãi cho chính mình vì sợ rơi vào hoàn cảnh tương tự.  Vấn đề đặt ra là giải pháp nào có thể giải quyết triệt để nạn bạo lực học đường.

Theo các chuyên gia tâm lý, sự trưởng thành của cá nhân được đánh dấu bởi sự trưởng thành của các yếu tố: Sinh học, tâm lý, xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình trưởng thành, sự phát triển của các yếu tố này không đồng đều, dẫn đến những khủng hoảng lứa tuổi và hành vi bạo lực là một trong những biểu hiện của sự khủng hoảng nghiêm trọng.

Cần lấy lại sự cân bằng trong phát triển nội tại của trẻ. Đây là công việc và trách nhiệm của xã hội, người lớn nói chung và của những người làm tâm lý GD nói riêng. Trong sự trưởng thành của mỗi cá nhân luôn có vai trò của cha mẹ, thầy cô, bạn bè. Do đó, người lớn cũng cần hỗ trợ trẻ trong việc tạo lập “mạng lưới” bạn bè thân thiết để trẻ cảm thấy được an toàn, yêu thương và có giá trị.

Để chữa lành “khủng hoảng tâm lý”, điều quan trọng không thể thiếu là vai trò của tham vấn học đường. Những chuyên gia tâm lý với kiến thức, trải nghiệm và kỹ năng được rèn luyện là những người có khả năng hỗ trợ các em vượt qua “khủng hoảng” để phát triển.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Tham vọng đi vào lịch sử

GD&TĐ - Bầu cử Quốc hội ở Ấn Độ luôn là sự kiện không nơi nào trên thế giới có thể sánh được về quy mô và thời gian.