Chưa giải được bài toán nhân lực

GD&TĐ - Tình trạng thiếu giáo viên (GV) ở nhiều địa phương đến nay vẫn là bài toán khó, chưa được giải quyết dứt điểm. Điều đó đã và đang ảnh hưởng đến chất lượng GD của các nhà trường nói riêng, ngành GD nói chung. Mỗi địa phương, nhà trường có cách “giải” riêng về đội ngũ, song cơ bản vẫn chỉ là những giải pháp tạm thời trong lúc khó và đòi hỏi sớm sự tháo gỡ mang tính thượng tầng từ các ban ngành hữu quan.

Bổ sung đội ngũ giáo viên vững nghề là mong muốn của nhiều trường học vùng khó. Ảnh: Thanh Long
Bổ sung đội ngũ giáo viên vững nghề là mong muốn của nhiều trường học vùng khó. Ảnh: Thanh Long

Nhìn đâu cũng thiếu giáo viên

GV là một trong những khâu quan trọng nhất để đảm bảo và nâng cao chất lượng GD. Tuy vậy, tình trạng thiếu GV ở nhiều địa phương vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm, gây khó khăn không nhỏ trong hoạt động và quá trình đổi mới GD.

Tại Trường Tiểu học Trung Lý 1 (Mường Lát, Thanh Hóa), thầy Lê Quang Tùng hiệu trưởng chia sẻ: Trường có tổng số 468 HS với 28 lớp học; 1 điểm trường trung tâm và 8 điểm trường lẻ. Thế nhưng toàn trường chỉ có 29 giáo viên và thiếu 4 giáo viên. Số này nhà trường phải khắc phục bằng cách ký hợp đồng với GV là SV ngành Sư phạm vừa tốt nghiệp chưa có việc làm.

Tình trạng thiếu GV tại Trường TH Trung Lý 1 đã diễn ra 3 năm nay. Song đáng lo ngại là trong khi GV theo định biên còn thiếu thì vẫn có một số GV (trong đó có GV đã công tác chục năm tại trường) có nguyện vọng muốn xin chuyển trường vì nhiều lý do khác nhau. Nguồn tuyển ít, GV ở lại vẫn muốn xin chuyển… khiến BGH nhà trường phải vận hành nhiều cách để đảm bảo chất lượng GD.

Theo ông Mai Xuân Giang - Trưởng phòng GD Mường Lát, Thanh Hóa, năm học này ngành GD Mương Lát vẫn thiếu tới gần 50 GV cho các cấp bậc học. Như vậy, tình trạng thiếu GV của Trường TH Trung Lý 1 cũng nằm trong khó khăn chung của toàn ngành GD và nhiều trường học tại Mường Lát.

Đắk Lắk cũng là một trong những địa phương rơi vào tình trạng thiếu GV trầm trọng. Ông Phạm Đăng Khoa - Giám đốc Sở GD&ĐT Đắk Lắk cho biết: Hiện nay ngoài thiếu cục bộ GV các bộ môn Ngoại ngữ, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật ở cấp tiểu học và THCS thì còn thiếu hơn 1.000 GV mầm non so với quy định tại Thông tư liên tịch số 06 của Bộ Nội vụ và Bộ GD&ĐT.

Ở một số huyện, xã ở vùng sâu, vùng xa mặc dù có trường lớp nhưng không có GV mầm non. Chính vì vậy, tỉ lệ huy động trẻ ra lớp chưa đạt như mong muốn. Toàn tỉnh mới đạt xấp xỉ 13% (tỉ lệ chung của toàn quốc đạt 27%). Huy động trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi cũng đạt tỉ lệ thấp hơn so với các địa phương khác.

Thiếu GV đang ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng GD nhiều địa phương. Ảnh: Thanh Long
  • Thiếu GV đang ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng GD nhiều địa phương. Ảnh: Thanh Long

Muôn kiểu tháo gỡ

Mặc dù các Phòng, Sở GD&ĐT các địa phương (đặc biệt địa phương thiếu GV) đã có tham mưu, đề xuất với UBND huyện, thành phố, tỉnh… để tháo gỡ, tuy nhiên tình trạng này vẫn chưa được tháo gỡ dứt điểm và kịp thời, khiến chất lượng GD chung chịu nhiều ảnh hưởng.

Báo cáo năm học 2017 - 2018 của Sở GD&ĐT Đắk Lắk cho thấy tình trạng thừa thiếu cục bộ GV ở một số trường học, địa phương vẫn chưa có phương án giải quyết kịp thời và phù hợp với thực tiễn. Tình trạng thiếu GV mầm non để dạy học bán trú, thiếu GV Tiếng Anh, Tin học cấp tiểu học chưa được giải quyết do thiếu chỉ tiêu biên chế. Một số trường học đã hợp đồng GV để thực hiện chương trình Tiếng Anh, Tin học, nhưng lại không được bổ sung kinh phí hợp đồng, hoặc không có cơ chế cho phép huy động các khoản thu hỗ trợ ngân sách, vì vậy các trường gặp nhiều khó khăn trong phát triển đội ngũ và phát triển quy mô lớp học, HS học tiếng Anh ở cấp tiểu học.

 

Mặc dù các giải pháp tháo gỡ tình trạng thiếu GV sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng GD chung, song cũng không còn cách nào khác hơn để hoạt động giáo dục được đảm bảo, duy trì, không bị xáo trộn. Đây cũng là lúc GV, HS và nhà trường thể hiện trách nhiệm, chia sẻ, đồng cam cộng khổ với ngành GD trong lúc khó khăn...

 
thầy Phạm Thanh Tuyên cho biết.

Thầy Lê Quang Tùng - Hiệu trưởng Trường TH Trung Lý, Mường Lát (Thanh Hóa) chia sẻ: Trước năm học mới BGH phải chủ động nắm bắt số lượng HS, GV thiếu để lập kế hoạch và gửi lên huyện xin cấp ngân sách bổ sung ký hợp đồng thêm.

Tuy nhiên, với kinh phí 3 triệu đồng/tháng cho GV hợp đồng, thì việc tìm nguồn cũng không dễ dàng bởi kinh phí thấp mà GV phải lên vùng cao khó khăn công tác; phải đảm nhiệm mọi công việc GD như một giáo viên bình thường. Số GV đã ký hợp đồng với trường đa số đều là GV trẻ có nhiệt huyết, muốn học hỏi, đang chờ việc... nhưng lại thiếu kinh nghiệm chuyên môn. Để tháo gỡ bài toán thiếu GV đối với Trường TH Trung Lý 1 không còn cách nào khác nên BGH phải chấp nhận thêm nhiệm vụ bồi dưỡng thêm GV trong quá trình công tác, giúp đỡ GV về nhà ở công vụ, động viên về tinh thần để GV yên tâm ở lại trường.

Thầy Tùng cũng cho biết thêm: 2 - 3 năm trước thiếu GV thì không chỉ GV mà hiệu trưởng, hiệu phó cũng phải tăng cường thêm số tiết đứng lớp giảng dạy (ngoài số tiết dạy theo quy định cho CB quản lý). Năm nay tuyển cơ bản đủ về GV văn hóa, nhưng GV một số bộ môn Thể dục, Ngoại ngữ vẫn thiếu, chưa đáp ứng đủ số tiết học của HS toàn trường. Hiện tại với những môn học này trường phải khắc phục bằng cách giảm tiết học, cho HS học dồn (dồn lớp, điểm trường; dồn 1 - 2 tuần HS mới học môn; thậm chí không tránh trường hợp dồn môn học theo năm học). Thiếu GV đang là nguyên nhân tác động lớn nhất đến chất lượng GD của trường nhiều năm nay.

Thầy giáo Phạm Thanh Tuyên - hiệu trưởng Trường PTDTBT TH Tả Ván (Quản Bạ - Hà Giang) cũng chỉ ra những khó khăn do thiếu GV: Số HS của trường mỗi năm tăng từ 20 - 30 HS, trong khi đó biên chế GV lại giảm, thiếu kinh phí hợp đồng với GV… nên nhà trường chỉ biết khắc phục bằng cách tăng thêm số tiết đứng lớp cho GV (không có bồi dưỡng hỗ trợ) và kêu gọi tinh thần, tình yêu nghề của mỗi GV. Ngoài ra nhà trường buộc phải sắp xếp dồn ghép lớp học cho đảm bảo với số lượng GV thực tế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ