Chất lượng giáo dục Việt Nam dưới nhiều góc nhìn

GD&TĐ - PGS.TS Lê Quang Minh – ĐHQG Hồ Chí Minh – có tham luận đáng chú ý tại Hội thảo giáo dục 2017: Về chất lượng giáo dục phổ thông (ngày 22/9, tai Hà Nội) về chất lượng giáo dục Việt Nam dưới góc nhìn của các bên liên quan khác nhau.

Chất lượng giáo dục Việt Nam dưới nhiều góc nhìn

Tham luận này dùng phương pháp phân tích khoảng cách giữa những thành tựu và tồn tại của giáo dục Việt Nam dưới góc nhìn của các bên liên quan và những yêu cầu của nền giáo dục thế kỷ 21; trong đó yếu tố nguồn nhân lực đáp ứng cho yêu cầu phát triển kinh tế đất nước trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu hóa. Phương pháp phân tích chuỗi kết quả cũng được dùng để đánh giá các tác động gần, xa của các biện pháp cải tiến trong giáo dục.

Xung quanh kết quả Pisa và mô hình VNEN

Theo tham luận PGS Lê Quang Minh trình bày tại Hội thảo, thành

 PGS.TS Lê Quang Minh  trình bài tham luận tại hội thảo

tựu mang tính hệ thống và nổi bật nhất của nền giáo dục Việt Nam là kết quả gây nhạc nhiên trên thế giới và cả Việt Nam là kết quả PISA. Mặc dù nhiều nhà giáo dục trên thế giới lo ngại về những nhóm năng lực và hành vi thái độ cần thiết cho học sinh ở độ tuổi 15 mà PISA không đo được.

Vị trí kết quả PISA của Việt Nam trên bản đồ thế giới cho thấy mức độ vượt trội của 1 quốc gia không có nhiều nguồn lực so với nhiều nước phát triển đứng thứ hạng thấp hơn.

Nhóm nghiên cứu Blavatnik School of Government, Oxford University (2016) giải thích về thành công này như sau:

Ngân sách chi cho giáo dục tăng cùng với chính sách khuyến khích phụ huynh chi tiêu cho giáo dục; xu hướng phân quyền cho nhà trường song song với gia tăng trách nhiệm giải trình với cộng đồng địa phương;

Hệ thống đánh giá chất lượng nhà trường; mức sống các gia đình tăng dẫn đến đầu tư cho giáo dục tăng; các giải pháp hỗ trợ giáo viên trong đó có khen thưởng các thành tích vượt trội. Cuối cùng là những cam kết rất cao để giảm các khoảng cách giữa học sinh vùng thuận lợi và khó khăn.

Chia sẻ quan điểm chất lượng và mục tiêu giáo dục của các bên liên quan khác nhau, tham luận PGS.TS Lê Quang Minh trình bày cho rằng, có thể dùng để giải thích những phản ứng của một số phụ huynh về dự án VNEN và dư luận trái chiều về báo cáo đánh giá tác động VNEN của Ngân hàng thế giới.

VNEN nhắm đến phát triển kỹ năng nhận thức, còn các phụ huynh phản đối VNEN lo sự con em mình điểm kém trong các kỳ thi, nhất là thi tốt nghiệp và vào đại học.

Những nguyên nhân: năng lực giáo viên, điều kiện về cơ sở vật chất, sĩ số lớp học… đã được báo chí phản ảnh nhiều, riêng ít được đề cập là vấn đề chủ chốt là sự thiếu kết nối giữa mục tiêu, phương thức và nội dung thi cử với mục tiêu giáo dục, nhất là giáo dục trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Tránh duy ý chí

Tham luận do PGS.TS Lê Quang Minh trình bày cũng nêu rõ: Để đánh giá được chất lượng giáo dục ở cấp độ cấp quốc gia, trong đó có xét đến quan điểm chất lượng và mục tiêu của các bên liên quan, cần phải có những nghiên cứu đầy đủ, dựa vào các khung khái niệm và các công cụ phân tích thường được các tổ chức quốc tế sử dụng.

Nếu không, các kết luận thường chỉ ở mức bề mặt (không đủ chiều sâu) và chỉ phản ảnh một góc nhìn. Trong nhiều trường hợp, các kết luận này dẫn đến “nhiễu” thông tin, hoặc dẫn đến những kết luận rất xa với bản chất của vấn đề.

Các chiến lược phát triển giáo dục sẽ mang đến tác động ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, cần nhận thức rõ những kết quả mong đợi sẽ thuộc nhóm nào. Không thể đánh đồng các kết quả này và càng không thể kỳ vọng những gì chưa thể xảy đến dù ta có cố gắng đến mấy. Đó là duy ý chí.

Bên cạnh đó, tính đồng bộ của các kế hoạch giáo dục, cùng với năng lực thiết kế các kế hoạch này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả và tác động của các kế hoạch giáo dục.

“Tôi cũng đề nghị nên thành lập một nhóm để soạn lại các thuật ngữ của giáo dục” - PGS.TS Lê Quang Minh nhấn mạnh thêm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Quảng bá di sản

GD&TĐ - Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, đã được hơn 10 năm (6/12/2012).