Chấm thi tốt nghiệp môn Địa lý coi trọng bài làm sáng tạo

GD&TĐ - Với hướng dẫn chấm được coi là “mở” đối với môn Địa lý thi tốt nghiệp năm nay, thầy Lê Đình Diệp (Trường THPT Bình Sơn) - giáo viên tiêu biểu của tỉnh Quảng Ngãi - cho rằng, giám khảo chấm cần thực sự linh hoạt.

Chấm thi tốt nghiệp môn Địa lý coi trọng bài làm sáng tạo

Thầy Lê Đình Diệp nhận định đề thi Địa lý tốt nghiệp THPT năm 2014 có cấu trúc và dung lượng kiến thức hợp lý; đề thi gọn, mang tính thời sự,  vừa thấy được những thành tựu của đất nước, có tính giáo dục cao. 

Câu hỏi tường minh, nội dung từng câu và toàn bài đáp ứng và cân đối được 3 mức độ: biết, hiểu, vận dụng, thuận lợi cho nhiều đối tượng học sinh làm bài.

Hướng dẫn chấm các câu tuy ngắn gọn nhưng rỏ ràng, mỗi câu thể hiện được mức độ biết, hiểu hoặc vận dụng ở mức độ thấp, vừa. Tuy nhiên, học sinh phải có phương pháp học tốt mới làm bài có điểm cao.

Ví dụ như ở câu 1: Vùng biển Việt Nam - mức độ yêu cầu biết, học sinh chỉ cần nêu tên 5 vùng biển

Tài nguyên khoáng sản... của vùng biển nước ta: Mức độ yêu cầu hiểu, nhưng học sinh chỉ cần nêu tên các loại khoáng sản và nhấn mấn mạnh trữ lượng, không yêu cầu trình bày trữ lượng là bao nhiêu tấn, ý nghĩa đối với các ngành kinh tế, phân bố...

Hoặc với câu 4, phần 1: Thuộc vận dụng mức độ thấp, học sinh chỉ cần nêu từ 1/3 đến 1/2 số vùng kinh tế có đường quốc lộ 1 đi qua có 50% số điểm

Phần 2 của câu 4 thuộc mức độ hiểu và vận dụng: Học sinh cần trình bày được các ý cơ bản để chứng minh được quốc lộ 1 là tuyến đường bộ quan trọng nhất nước ta.

Thầy Lê Đình Diệp cho rằng, hướng dẫn chấm của Bộ khá mở và chỉ nêu lên những ý chính của mỗi câu, tùy thuộc mức độ kiến thức bài làm (có thể không hoàn chỉnh nhưng phải chính xác) của học sinh từng câu mà có điểm tương ứng.

Với định hướng này, phù hợp với mặt bằng chung của học sinh giửa các vùng trên cả nước.

Xuất phát từ nội dung, kiến thức của đề thi và yêu cầu mở của hướng dẫn chấm, thầy Diệp cho rằng, khi chấm bài giám khảo cần linh hoạt và khuyến khích những bài làm có nội dung sáng tạo, để các em có điều kiện vươn xa trên con đường học tập.

Hướng dẫn chấm môn Địa lý của Bộ GD&ĐT ghi rõ: Giám khảo nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm thi để đánh giá bài làm của thí sinh, cần linh hoạt trong quá trình chấm, khuyến khích những bài làm có nội dung sáng tạo.

Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm.

Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 điểm (lẻ 0,25 điểm làm tròn thành 0,5 điểm; lẻ 0,75 điểm làm tròn thành 1 điểm).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ