Cần thống nhất trong tuyển dụng, quản lý giáo viên

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Liên quan đến thẩm quyền tổ chức tuyển dụng trong thời gian vừa qua, theo đại biểu Phan Thái Bình, tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ, mất cân đối giáo viên giữa các bộ môn là rất lớn và phức tạp, nhưng không thể điều chuyển thay thế giữa nơi thừa, nơi thiếu do việc phân cấp quản lý giáo viên đối với bậc học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở là do cấp huyện quản lý.

Bên cạnh đó việc thừa, thiếu giáo viên không cùng bộ môn, không cùng cấp học nên gây khó khăn trong công tác bố trí, phân công giảng dạy.

Nguyên nhân chính của thực trạng này là việc phân công, phân cấp và phối hợp trong quản lý giáo dục đào tạo hiện nay vẫn còn một số nội dung thiếu thống nhất, chưa phù hợp với thực tiễn, đặc biệt là tuyển dụng, quản lý sử dụng giáo viên.

Từ thực tế này, đại biểu Phan Thái Bình đề nghị lập nên quy định việc tuyển dụng và quản lý giáo viên các trường công lập thuộc thẩm quyền của ngành giáo dục đào tạo để nhằm thống nhất quản lý, điều hòa giáo viên phù hợp với yêu cầu thực tế.

Cũng đề cập đến vấn đề quản lý nhà nước về giáo dục, đại biểu Phan Viết Lượng (đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước) cho biết, thực tế cho thấy quản lý nhà nước về giáo dục chưa thật sự phù hợp với tính đặc thù, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục.

Vì vậy, dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi đã bổ sung quy định việc Chính phủ phân công nhiệm vụ quản lý nhà nước bao quát hơn, phân định rõ và tạo sự chủ động, linh hoạt hơn cho các cơ quan có liên quan, đồng thời phân cấp nhiều hơn, phù hợp khả năng và điều kiện của Ủy ban nhân dân các cấp.

Tuy nhiên, theo đại biểu này, cần quy định rõ trách nhiệm của cơ quan Trung ương, địa phương chủ trì, chịu trách nhiệm chính đối với các nhiệm vụ có tính đặc thù như việc tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên, việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước dành cho giáo dục.

Đồng thời, cũng cần phân định rõ và đề cao trách nhiệm quản lý của cơ quan nhà nước quản trị của cơ sở giáo dục để bảo đảm sự chủ động, sáng tạo, kỷ cương, kỷ luật, dân chủ trong nhà trường, thực hiện tốt việc bảo vệ quyền lợi của người học, người dạy và xây dựng trường học thân thiện, lành mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đây là lần thứ hai NHNN hủy đấu thầu vàng miếng.

Tiếp tục huỷ phiên đấu thầu vàng

GD&TĐ - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa gửi đi thông báo hủy bỏ cuộc đấu thầu vàng miếng ngày 25/4 đến các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp.