Giáo dục từ xa - bức tranh hai mặt

GD&TĐ - Nhu cầu học tập của xã hội ngày càng cao, liên tục đổi mới, mở rộng để phù hợp với biến chuyển của thời đại. Tuy nhiên, nhiều người do thời gian và công việc không cho phép nên đã không thể có được tấm bằng như mơ ước. 

Giáo dục từ xa - bức tranh hai mặt

Chương trình đào tạo từ xa với những tính năng, tiện ích vượt trội đã trở thành lựa chọn tốt nhất cho người học.

Những lợi ích

Giáo dục từ xa là hình thức đào tạo ngày càng phổ biến trên thế giới. Hoa Kỳ bắt đầu đưa vào đào tạo hình thức từ xa ngay từ những năm 1940 và đã mang lại hiệu quả tốt. Tiếp sau đó, nhiều nước trên thế giới cũng dần áp dụng phương pháp đào tạo này vào hệ thống giáo dục để thực hiện chiến lược đổi mới giáo dục quốc gia, tạo nên môi trường học tập năng động và chủ động cho cả người dạy và người học.

Sinh viên ngoài việc tiếp cận kiến thức qua học liệu, giáo trình được biên soạn theo hướng tự học có tính tương tác cao, băng hình, băng tiếng, đĩa CD… còn được học qua Internet với giáo trình điện tử cùng tài khoản được cấp khi nhập học, nhận được sự hỗ trợ tối đa từ các giảng viên.

Những vướng mắc, thông tin về kiến thức học tập sẽ được các thầy cô tận tình hướng dẫn vào những giờ học tập trung vào cuối tuần. Đào tạo từ xa lấy tự học là chính, đòi hỏi người học phải tự giác, kiên trì và quyết tâm cao để hoàn thành chương trình học tập.

Thời gian đầu, do tốc độ Internet còn chậm, việc dạy học trực tuyến bị ảnh hưởng. Về sau, năng lực tổ chức dạy học trực tuyến nâng cao vượt bậc nhờ tiến bộ trong công nghệ và Internet tốc độ cao. Ngày càng có nhiều trường mở ra hình thức dạy học này, tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt.

Do thế giới ngày nay thay đổi liên tục, các khóa học thường xuyên phải được cập nhật và bổ sung. Trường truyền thống có thể mất vài tháng hoặc một năm để tổ chức các khóa học cần thiết, phù hợp với nhu cầu của xã hội hiện tại, trong khi các trường trực tuyến linh hoạt làm điều này trong vài ngày hoặc vài tuần.

Mark DeFusco, cựu Chủ tịch điều hành Trường ĐH Phoenix, nói đùa rằng: “Chúng tôi sẽ đưa một nhóm giảng viên vào một phòng khách sạn vào ngày cuối tuần, không cho họ về trừ phi họ có chương trình giảng dạy mới”. Cuối cùng, sinh viên được hưởng lợi từ chương trình mới đến mức nóng hổi ấy.

Dẫu vậy, nhiều “cử nhân online” đang phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp và vỡ nợ do không trả nổi tín dụng học tập vì học phí quá cao, chất lượng bằng cấp bị nhà tuyển dụng nghi ngờ.

Oằn vai gánh nợ

Mặc dù sinh viên đầu tư thời gian và tiền bạc để hoàn thành quá trình học của mình, nhiều công ty không “thấy” sự tương đương giữa bằng cấp học trực tuyến với bằng cấp của trường truyền thống. Với các lớp học thường chỉ kéo dài trong năm tuần, có bao nhiều tài liệu thực sự được truyền tải trong phạm vi một môn học cụ thể và liệu có đủ thời gian cho sinh viên tích lũy đủ kiến thức có giá trị để vận dụng?

Thứ hai, có bao nhiêu sinh viên có thể đem những thứ đạt được từ giao tiếp ảo để thi thố trong môi trường giao tiếp vào đụng ra chạm của thực tế? Ngoài ra, bởi vì các bài tập, video và sự diễn giảng, tất cả đều được đưa lên lớp học trực tuyến trước, giảng viên luôn hiện diện qua email, chat nhưng không buộc phải online cùng thời điểm với sinh viên. Do hạn chế này, sinh viên khó mà gặp giảng viên hướng dẫn trực tiếp được.

Giáo dục trực tuyến phát triển và có nhiều người theo học bởi hấp lực về sự thuận tiện, tính linh hoạt nhưng cũng nảy sinh một vài vấn đề về lợi nhuận. Học phí ở các trường ĐH vì lợi nhuận đắt xấp xỉ 5-6 lần so với các trường cao đẳng cộng đồng, gấp đôi so với các trường ĐH công lập.

Hầu hết sinh viên không đủ tiền để trả học phí, vì vậy họ xin tài trợ và vay tín dụng đào tạo để trang trải các chi phí. Trong nhiều trường hợp, nếu sinh viên làm như thế cho đến khi tốt nghiệp, họ sẽ tạm biệt mái trường với gánh nặng nợ nần oằn vai.

Theo Onlineschool

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ