Lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu có bằng chứng rõ ràng rằng GD kiêng cữ đạt hiệu quả |
Cô Sarah Brown của chương trình chiến lược quốc gia về ngăn ngừa thiếu niên mang thai ngoài ý muốn (của Mỹ) cho biết: “Tôi nghĩ đây là bằng chứng thay đổi quan niệm”.
Trong nghiên cứu mới đưa ra kết quả vào đầu tuần này ở Niên giám y khoa và y học thanh thiếu niên, các nhà nghiên cứu đã theo dõi những HS lớp 6 và 7 được chia thành 2 nhóm khác nhau. Nhóm thứ nhất tập trung vào GD kiêng cữ; Nhóm thứ 2 được học về các biện pháp phòng tránh thai và tình dục an toàn.
Hai năm sau, họ lại nói chuyện với những HS này và thấy được một kết quả mà các nhà học giả gọi là “mang tính đột phá”: Một nửa HS học về tình dục an toàn thì đã quan hệ tình dục, trong khi chỉ có 1/3 HS học về kiêng cữ làm việc này.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đang quan tâm tới việc chủ đề về kiêng cữ được tiếp cận như thế nào.
Trong nghiên cứu của mình, các nhà nghiên cứu chủ định tránh xa các vấn đề về tôn giáo, đạo đức và hôn nhân. Ví dụ, họ không giảng giải phải chờ đến khi kết hôn mới sinh hoạt tình dục hay chê bai việc sử dụng bao cao su.
Một phương pháp tiếp cận khác đối với chủ đề cũ
Nghiên cứu trên không chú ý tới biện pháp tiếp cận truyền thống đề cập đến tôn giáo và đạo đức, mà thay vào đó, nói về những hậu quả của việc sinh hoạt tình dục sớm như mang thai ngoài ý muốn, các bệnh truyền nhiễm. GV thậm chí còn yêu cầu HS tự liệt kê các ưu điểm và khuyết điểm của việc sinh hoạt tình dục.
Phương pháp GD truyền thống chỉ kiêng cữ, nhằm vào GD đạo đức và chờ đến khi kết hôn mới sinh hoạt tình dục, từ lâu đã đã bị chỉ trích và không được ủng hộ tài chính vì nhiều người cho rằng thiếu hiệu quả.
Do đó, nhiều người cho rằng chính sách quay lưng với GD “kiêng cữ” ở trường học của các nhà GD hiện nay không phải là sự lựa chọn đúng đắn.
Phương Hà (Theo ABC News)