Tháng 8/2009có 48/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đạt tiêu chuẩn PCGD tiểu học đúng độ tuổi |
Cùng với đó, việc huy động trẻ trong độ tuổi đến trường đạt tỷ lệ cao; tỷ lệ học sinh duy trì đến lớp 5 tăng hàng năm (từ 84,13% năm 2003 lên 89,57% năm 2008); tỷ lệ học sinh/ lớp đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra; tỷ lệ học sinh bỏ học giảm; tỷ lệ huy động học sinh dân tộc thiểu số đi học ổn định (từ 17,5-18,40% trong khi dân tộc thiểu số chỉ chiếm 13,8 tổng dân số).
Đến tháng 8/2009, đã có 48/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Năm học 2008-2009 đã có 98,58% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn. Mạng lưới trường, lớp đến tận thôn bản, ấp tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đi học; có 5289/14.939 (35,46%) trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Số trường tiểu học và số phòng học xây dựng mới đạt chỉ tiêu đề ra; về cơ bản đã giảm thiểu phòng học tạm và xóa phòng học 3 ca; số phòng học và đội ngũ giáo viên đã đảm bảo cho khoảng 36% học sinh học 2 buổi/ngày. Học sinh dân tôc, gia đình chính sách, vùng miền núi, hải đảo, vùng khoa khăn được cấp phát sách giáo khoa. Giáo viên được cấp hoặc mượn sách hướng dẫn giảng dạy, được cung cấp thiết bị dạy học tối thiểu…
Tuy nhiên, trong thực hiện mục tiêu GDCMN, giáo dục tiểu học cũng còn những thách thức không nhỏ: Như, việc thay thế phòng học tạm, phòng học nhờ, phòng học cấp 4 bằng phòng học kiên cố; xây dựng phòng chức năng (văn phòng, phòng nghệ thuật, phòng y tế, phòng đoàn đội, phòng thư viện, phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng, phòng truyền thống, hội đồng sư phạm, khu vệ sinh khép kín, phòng tập đa năng… ).
Một số mục tiêu khác của GDCMN ở cấp tiểu học cũng khó thực hiện như: đến năm 2010- 2011 có 100% trường tiểu học có thư viện; đến năm 2015, 100% học sinh tiểu học được phát miễn phí sách giáo khoa; năm 2015, 100% học sinh học 2 buổi/ ngày…
Đan Thảo