ĐH Mỹ quay lưng với bài thi SAT và ACT

GD&TĐ - Bài thi viết luận của SAT (Scholastic Assessment Test) và ACT (American College Testing) là những bài thi đánh giá năng lực chuẩn hóa, kiểm tra khả năng tư duy logic và phân tích của người học; bắt đầu được áp dụng một cách rầm rộ năm 2005 ở Mỹ - một nỗ lực để đánh giá các bài viết có tính thời gian của HS trung học khi xét tuyển vào ĐH hay CĐ.

ĐH Mỹ quay lưng với  bài thi SAT và ACT

Tuy nhiên, hiện nhiều trường ĐH ở Mỹ đã không còn sử dụng kết quả các bài thi luận này nữa.

Tốn kém và vô nghĩa?

Vừa tuần trước, Princeton và Stanford là hai trường ĐH mới nhất của Mỹ tuyên bố không yêu cầu SV tương lai của mình phải nộp kết quả bài thi luận từ các dịch vụ khảo thí quốc gia. Những trường đi trước là các tên tuổi như Havard, Yale và Dartmouth.

Một số trường lý giải việc bãi bỏ qui định này bởi họ muốn đảm bảo chắc chắn rằng lệ phí thi phải trả thêm khi làm phần viết luận không làm thí sinh nộp hồ sơ vào trường khác. Một số trường thì phản đối thẳng chất lượng các bài thi luận, bởi họ không cho rằng nó nói lên được điều gì nhiều về trình độ của thí sinh.

Đây quả thực là một thông tin không lấy gì làm hay ho đối với một mô hình kiểm tra đánh giá vốn được đánh giá rất cao, ngay từ khi xuất hiện đã được kỳ vọng sẽ định hình lại quá trình thi tuyển đầu vào ĐH ở Mỹ nói riêng và cả thế giới nói chung; cung cấp một công cụ đánh giá tiềm năng SV ở diện rộng mà chỉ sử dụng bút chì, gợi ý và những trang giấy kẻ sẵn dòng.

Theo một số tính toán, hiện giờ chỉ dưới 25 trường ĐH ở Mỹ còn yêu cầu điểm thi viết luận, bao gồm 9 trường thuộc hệ thống ĐH California. Trường ĐH Brown, tính đến hôm 13/7, là trường duy nhất thuộc Ivy Leage vẫn còn giữ qui định này.

“Tôi đảm bảo với bạn rằng quy định này đang dần bị xóa bỏ hoàn toàn”, ông Charles Deacon, Phụ trách tuyển sinh của trường ĐH Georgetown quả quyết. Hoài nghi về giá trị của các bài thi viết luận được giới hạn thời gian suốt thời gian qua, ông Deacon cho biết mình không bao giờ để ý đến điểm bài thi luận khi xét hồ sơ thí sinh. “Kết quả đó không tạo ra khác biệt gì đối với chúng tôi cả” - ông nói.

Tranh cãi

Ngược lại với quan điểm của ông Deacon, bà Janet Rapelye - Phụ trách tuyển sinh của Trường ĐH Princeton - lại cho rằng điểm thi luận có ích và đôi khi còn đọc các bài luận đó (các trường ĐH có thể xem) nếu muốn biết hơn về thí sinh. Đây cũng là quan điểm chung của hầu hết các trường còn lại vẫn giữ quy định yêu cầu SV tương lai nộp kết quả bài luận khi đăng ký xét tuyển vào trường.

“Thực ra, đó là một bài thi rất tốt. Nhưng chúng tôi ngừng sử dụng nó vì cho rằng việc thi cử tốn kém hoặc những vấn đề thuộc logictics có thể cản trở thí sinh nộp hồ sơ. HS vẫn được hoan nghênh khi gửi kết quả thi luận nhưng nhà trường giờ sẽ yêu cầu các em gửi một bài viết mẫu đã được chấm điểm ở phổ thông, thường là về tiếng Anh hoặc lịch sử”, bà Rapelye lý giải.

“Chúng tôi thật sự đánh giá cao kỹ năng viết luận” - bà Rapelye nói thêm - “Đây là một phần yêu cầu trong chương trình học của chúng tôi. Chúng tôi muốn có thể đánh giá khả năng của HS trước khi các em đến với chúng tôi”.

SAT và ACT tự làm hại mình?

Thực tế các bài thi luận SAT và ACT luôn là chủ đề gây tranh cãi kể từ khi chúng được giới thiệu nhờ sự thúc giục của các nhà lãnh đạo GD ĐH của Mỹ - những người đã muốn một cách tiếp cận có sắc thái hơn đối với cách thức kiểm tra thay vì việc chỉ điền vào các ô trong phần thi trắc nghiệm.

College Board, Hiệp hội Các trường học và cao đẳng tại Mỹ, đơn vị chuyên giám sát các bài thi SAT, đã thêm phần thi viết luận bắt buộc kéo dài 25 phút vào bài thi chính thức cách đây 13 năm và nâng tổng số điểm tối đa lên 2.400. Nhưng phiên bản đề thi đó đã không thành công.

Trong phiên bản khắc phục sau đó vào năm 2016, điểm cao nhất của bài SAT được đưa về mốc 1.600 điểm.. Bài luận được giữ lại, nhưng thời gian làm bài được kéo dài lên 50 phút. Ngoài ra, bài viết luận không mang tính bắt buộc và được chấm riêng.

Phiên bản đòi hỏi thí sinh đọc một văn bản cho trước sau đó viết phân tích về cách tác giả xây dựng lập luận để thuyết phục người đọc. College Board cho rằng bài kiểm tra sao phỏng bài tập viết luận tiêu biểu ở ĐH.

Bài luận của ACT, khác với SAT, ngay từ đầu là phần thi không bắt buộc. Đó là bài tập kéo dài trong 40 phút và được chấm điểm riêng biệt so với các phần khác của bài thi chính. Phần gợi ý đưa ra một vấn đề phức tạp, cùng với đó là 3 quan điểm khác nhau và yêu cầu thí sinh phải phát triển quan điểm riêng của mình, trên cơ sở của một trong 3 quan điểm đã nêu.

Điểm của bài luận không ảnh hưởng đến điểm chính bài thi ACT có tổng tối đa là 36. Những phiên bản đề thi có phần viết luận kèm theo được tính phí thêm từ 16.50 đến 17 USD/ một thí sinh, tuy nhiên vẫn có qui định miễn phí cho các trường hợp có khó khăn về tài chính.

Năm 2017, khoảng 1,1 triệu HS trung học ở Mỹ đã tham dự bài thi ACT có phần viết luận kèm theo, và cũng khoảng 1,2 triệu HS khác lựa chọn bài thi SAT với phần viết luận. Nhiều HS lựa chọn phần thi viết luận bởi bang hoặc hệ thống trường học của họ tổ chức kiểm tra miễn phí tại trường. Những trường hợp khác thì lựa chọn theo lời khuyên của các cố vấn hoặc bố mẹ. Thực tế nhiều HS và phụ huynh cũng cho rằng các bài thi viết luận đã tạo thêm lo lắng cho thí sinh trong các kỳ xét tuyển vào ĐH hàng năm vốn đã rất căng thẳng và đầy tốn kém.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh hào hứng dưới sự chỉ dẫn của nghệ nhân.

Truyền dạy văn hoá Hrê trong trường học

GD&TĐ - Tại huyện miền núi Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) nhiều lớp dạy cồng chiêng, múa hát dân ca,… được tổ chức để truyền dạy cho thế hệ con em người Hrê.
Có vẻ như ung thư đang phát triển nhanh hơn và nguy hiểm hơn trước đây. (Ảnh: ITN)

Lý do ung thư ngày càng trẻ hóa

GD&TĐ - Theo vox.com, những người trưởng thành ở độ tuổi sung sức nhất, thường có bề ngoài khỏe mạnh, đang chết vì những căn bệnh ung thư ác tính.