Giảm thực trạng “học đối phó”

Giảm thực trạng “học đối  phó”

Ngữ liệu của đề mở thường đạt các tiêu chí như thời sự, “hot”, được nhiều HS quan tâm. Ngoại trừ một số đề mở được cho là “mở” quá đà như đưa bài hát Lạc trôi của Sơn Tùng M-TP hay để HS đóng vai ca sĩ Chi – Pu… mà các phương tiện truyền thông từng nhắc đến, gần như các dạng đề mở đều khiến HS cảm thấy hứng thú, không phải học tủ, học vẹt, vừa kiểm tra được năng lực, sáng tạo của HS. Nhiều GV Ngữ văn cho rằng, chủ trương ra đề mở những năm gần đây góp phần làm giảm thực trạng HS học môn Văn một cách đối phó, chỉ cần thoát khỏi điểm liệt là được.

“Với cách học tủ, học thuộc văn mẫu, trước một đề thi đòi hỏi HS phải có lập luận, so sánh giữa hai tác phẩm, hai đoạn trích, thậm chí là bày tỏ quan điểm cùng với việc phân tích, lập luận để bảo vệ quan điểm của bản thân cũng là điều rất khó khăn với các em nên điểm thi môn Ngữ văn thấp, thậm chí điểm liệt là tất yếu” – một GV Ngữ văn ở Đà Nẵng nhận xét.

Con số 1.265 bài thi môn Ngữ văn bị điểm liệt trong Kỳ thi THPT quốc gia 2019 trong tổng số 3.128 bài thi bị điểm liệt ở tất cả các môn thi là một sự báo động cho chất lượng dạy – học môn Ngữ văn. Sau “cú sốc” này, các GV Ngữ văn bắt đầu có sự điều chỉnh trong cách truyền thụ. HS và phụ huynh cũng quan tâm đến những mục tiêu mà môn Ngữ văn kỳ vọng như học cách cảm, cách nghĩ, cách diễn đạt mà còn là môn học góp phần hình thành nhân cách sống.

Những tranh luận xung quanh các câu hỏi mở của đề thi Ngữ văn những năm gần đây cho thấy, việc đổi mới trong kiểm tra, đánh giá HS còn phụ thuộc vào việc phải làm sao thay đổi nhận thức của cả xã hội về quan niệm chất lượng giáo dục. Bởi chất lượng giáo dục, suy cho cùng, không chỉ ở chỗ HS học được cái gì, mà quan trọng hơn là HS làm được cái gì sau việc học đó. Như đề thi học kỳ lớp 12 môn Ngữ văn mới đây của Sở GD&ĐT Đà Nẵng yêu cầu HS thể hiện suy nghĩ của mình về quan điểm: “Từ bỏ cũng là một sự lựa chọn”, “buông bỏ, cần nhiều sức mạnh hơn so với sự theo đuổi” là một ví dụ.

Trên mạng xã hội, thậm chí là trên một số phương tiện truyền thông, đã có ý kiến lo ngại rằng, đối với lứa tuổi 17 - 18 đang có nhiều hoài bão, ước mơ, cần sự nỗ lực trong học tập, trong sự nghiệp mà lại đặt vấn đề “buông bỏ” sẽ gây phản ứng ngược. Cũng có ý kiến cho rằng, đề quá sức với HS khi đề cập tới một vấn đề cần nhiều trải nghiệm trong cuộc sống. Thế nhưng, đối tượng mà đề thi hướng tới là các em HS lại rất hào hứng với đề thi này.

Các em có thể đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm “từ bỏ cũng là một sự lựa chọn” chứ đề không hề có sự áp đặt buộc HS phải đồng ý hoàn toàn với quan điểm sống này. Đây cũng là một cách để hình thành cho HS tư duy phản biện, điều mà một nền giáo dục hiện đại đang hướng tới. Trong khi đó, có không ít tranh luận xung quanh đề thi vẫn bám theo những mô – típ đề thi Ngữ văn quen thuộc để phê bình và “áp đặt cái “buông” của họ cho người trẻ” như ý kiến của một số HS khi được hỏi về đề thi.

Từ trong trường học, đã có những thay đổi mạnh mẽ và quyết liệt về quan niệm chất lượng giáo dục. Thế nhưng, nhiều CBQL và cả GV cho rằng, việc khó khăn và lâu dài hơn cả trong đổi mới giáo dục, không phải là ở chương trình hay SGK, mà làm sao phải thay đổi nhận thức của cả xã hội về quan niệm chất lượng giáo dục, để nhà trường bớt đi những áp lực từ bên ngoài cổng trường. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn.

Phòng tránh ngạt khí trong hầm biogas

GD&TĐ - Việc sử dụng hầm biogas tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi vận hành. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là oxit carbon (CO).
Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.