Giải đáp về phân công nhiệm vụ đối với giáo viên

GD&TĐ - Tôi là giáo viên từng có thời gian công tác ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt. Sau khi hết thời hạn công tác, tôi trở về vùng thuận lợi công tác. Tuy nhiên, hiệu trưởng lại không phân công tôi dạy đủ số tiết theo quy định mà yêu cầu tôi phụ trách thêm phòng thiết bị trường học. Xin hỏi như vậy có đúng không? -Nguyễn Thị Ngọc (nguyenngoc***@gmail.com).

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

* Trả lời:

Khoản 2 Điều 9 Văn bản hợp nhất số: 27/VBHN-BGDĐT ngày 23/12/2014 của Bộ GD&ĐT, quy định:

- Cơ quan quản lý giáo dục, địa phương nơi nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục luân chuyển trở về có trách nhiệm tiếp nhận, sắp xếp và bố trí việc làm đồng thời luân chuyển người khác đi thay thế nếu có yêu cầu. Nếu có khó khăn về biên chế và quỹ lương sẽ được điều chỉnh về biên chế và quỹ lương.

Hết thời hạn nói trên, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tình nguyện ở lại để tiếp tục công tác và ổn định cuộc sống lâu dài thì được xét để cấp đất làm nhà, làm kinh tế trang trại, kinh tế gia đình và được vay vốn làm nhà, làm kinh tế với lãi suất ưu đãi trả dần trong 10 năm.

Còn tại Điều 25 Nghị định: 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ có nêu:

- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc người đứng đầu đơn vị sử dụng viên chức chịu trách nhiệm phân công nhiệm vụ, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức, bảo đảm các điều kiện cần thiết để viên chức thực hiện nhiệm vụ và các chế độ, chính sách đối với viên chức.

- Việc phân công nhiệm vụ cho viên chức phải bảo đảm phù hợp với chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý được bổ nhiệm và yêu cầu của vị trí việc làm.

Như vậy, nếu bạn được biên chế là giáo viên thì công việc chính của bạn sẽ là giáo viên để đảm bảo phù hợp với chức danh nghề nghiệp.

Vì vậy, theo chúng tôi bạn nên kiến nghị với Ban giám hiệu để phân công việc được hợp lý. Nếu không được giải quyết thỏa đáng, bạn có thể kiến nghị đến công đoàn ngành Giáo dục để quyền lợi của mình được giải quyết thỏa đáng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn.

Phòng tránh ngạt khí trong hầm biogas

GD&TĐ - Việc sử dụng hầm biogas tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi vận hành. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là oxit carbon (CO).
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.