Già rồi, mỗi người một niêu cho khỏe?

Càng về già, dường như người ta càng khó tính hơn và sức chịu đựng những căng thẳng, trái khoáy cũng giảm.

Già rồi, mỗi người một niêu cho khỏe?

Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến hạnh phúc vợ chồng già và gây lo lắng cho các con.

Chuyện vợ chồng ông bà Văn mỗi người một niêu khiến cả xóm xôn xao. Khi còn tuổi lao động, ông đi làm ở Hà Nội, bà làm ở Hưng Yên, cuối tuần mới về với nhau. Họ có hai con, cuộc sống bình thường như bao gia đình công chức khác, chỉ có điều hầu hết thời gian trong tuần họ phải xa cách nhau. Ông Văn thường bảo, vợ chồng mình khi về hưu mới có thời gian bên nhau, lúc đó mới chăm sóc cho nhau được.

Thế mà về hưu được vài năm, vợ chồng lại xảy ra chuyện. Chỉ vì cơn giận giữa bữa ăn trưa, chẳng đáng gì mà thành to chuyện, rồi ông bà quyết định ly thân, việc ai nấy lo, tiền ai nấy tiêu. Không những thế, bà còn chuyển ra ở khu nhà vườn trước kia cho thuê. Bà không muốn ở cùng với chồng, không muốn phải đụng mặt ông hằng ngày.

Gia roi, moi nguoi mot nieu cho khoe?
Bà lặng người ngồi khóc, đây là lần đầu tiên ông thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với bà. Nhưng bà vĩnh viễn không thể tha thứ cho ông.

Chuyện gì đã xảy ra ở bữa cơm trưa hôm ấy?

Nghe kể, có đứa cháu họ mang sang biếu ông bà đĩa bê xào sả ớt. Ông lôi chai rượu thuốc ra định nhắm với món bê thì bà nhanh tay cất đĩa bê xào vào tủ lạnh, để đến tối ăn. Ông bảo tại sao không ăn luôn cho nóng, thì bà đáp đã chuẩn bị đủ thức ăn cho bữa trưa rồi, bê xào phải để đến tối. Vả lại, bữa trưa ông không được uống rượu, rất bê tha. Bực tức, ông hất đổ cả mâm cơm, nói với bà những lời nặng nề. Bà cũng giận, lại lôi bố mẹ ông trên bàn thờ ra để đe lại ông. Không kiềm chế nổi, ông đấm vào mặt bà khiến bà đổ máu mũi. Bà lặng người ngồi khóc, đây là lần đầu tiên ông thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với bà. Nhưng bà vĩnh viễn không thể tha thứ cho ông.

Người thì chê ông cục súc, người lại trách bà lắm lời. Ai cũng khuyên ông bà bỏ qua chuyện xích mích về sống với nhau, chăm nhau lúc tuổi già. Nhưng ông bà nhất định không chịu, vẫn mỗi người một niêu. 

Thực ra, chuyện miếng ăn trưa hôm ấy chỉ là giọt nước tràn ly. Kể từ khi ông về hưu, sống cùng với bà, nhiều bất đồng xảy ra trong sinh hoạt hằng ngày. Bà vẫn thế thôi và ông biết tính tình, thói quen của bà. Ngược lại, bà cũng hiểu tính ông. Trước kia, mỗi tuần chỉ sống với nhau non hai ngày đêm, họ cố chịu đựng, rồi sau đó có công việc giải tỏa, họ không coi những vấn đề trong gia đình là điều cần giải quyết. Hai ông bà đều thấy có thể bỏ qua, chịu đựng được nhau. Nhưng về hưu rồi, mỗi người đều nghĩ, tuổi già sắp xuống lỗ, tôi có quyền sống theo ý tôi, hưởng nốt quãng đời còn lại cho sung sướng, tại sao tôi phải chịu đựng ai đó. Thế là họ nổ tung trước bất kỳ điều gì trái ý do đối phương gây ra. Mỗi ngày, họ tra tấn tinh thần nhau bằng những xét nét, cáu bẳn từ những điều nhỏ nhặt.

Chọn phương án mỗi người một niêu, ông bà thấy như được giải thoát. Họ đã có tuổi, chẳng nghĩ đến chuyện ly hôn hay tìm một đối tác khác vì không muốn phức tạp. Chuyện chăn gối cũng không cần nữa từ lâu rồi. Con cái đã lớn và lập gia đình riêng. Mỗi dịp tết, giỗ chạp, con cháu tụ về thì ông bà cũng gặp nhau trong bữa cỗ, con cháu đi rồi, lại mỗi người một niêu. 

Để khỏi phải chịu đựng nhau thì ly thân, nhưng cái giá mà vợ chồng ông Văn phải trả là cảnh già hiu quạnh. Chưa kể tâm lý bất an, rủi ro trúng gió, đột quỵ khi chỉ có một mình, không người bên cạnh trợ giúp kịp thời, thì còn gì là yên vui tuổi già.

Theo Phunuonline.com.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sa mạc ngập vì mưa bất thường

GD&TĐ - Hầu hết các nhà khoa học đều có chung nhận định, biến đổi khí hậu có thể 'tiếp tay' gây ra tình trạng thời tiết cực đoan ở UAE.
Ảnh minh họa ITN.

Nên hay không?

GD&TĐ - Trong xu thế tự chủ đại học, nhiều cơ sở đào tạo đã chủ động xét tuyển sớm.