Tầm quan trọng trong hành vi thể hiện tình cảm

GD&TĐ - Cho và nhận tình yêu là điều cần thiết để có được hạnh phúc. Các phụ huynh hãy giúp trẻ thấy ý nghĩa của tình yêu thương, cũng như cách chúng có thể chia sẻ điều đó với người khác.

Thể hiện tình yêu sẽ giúp vun đắp hạnh phúc gia đình.
Thể hiện tình yêu sẽ giúp vun đắp hạnh phúc gia đình.

Tại sao thể hiện tình yêu thương quan trọng?

“Là cha mẹ, chúng ta có thể trải nghiệm tình yêu theo một cách hoàn toàn mới. Tuy nhiên, việc thể hiện tình yêu thậm chí còn tuyệt hơn. Hóa ra, khả năng thể hiện tình yêu là một kỹ năng cần thiết mà cha mẹ có thể truyền lại cho trẻ để chúng được hạnh phúc lâu dài”, bà Liza Finlay - nhà trị liệu tâm lý, Phó Giáo sư tại Trường sau đại học học Adler (Canada), chia sẻ.

Theo chuyên gia này, các phụ huynh thường cho rằng, việc yêu thương con là điều khá trực quan. Tuy nhiên, việc truyền đạt sự hiểu biết về tình yêu thương cho trẻ em là điều vô cùng cần thiết.

“Khi nghĩ về tình yêu như một điều gì đó cần làm, chứ không chỉ là cảm giác có được, tất cả chúng ta (cha mẹ và con) đều được hưởng rất nhiều lợi ích về sức khỏe thể chất và tinh thần. Điều đầu tiên con bạn làm khi chào đời là cất tiếng khóc. Tiếng khóc đó được coi là lời kêu gọi đầu tiên của trẻ đối với sự quan tâm của cha mẹ. Khi đó, cha mẹ sẽ xoa dịu, âu yếm và yêu thương trẻ. Phản ứng đó dẫn đến cái mà các nhà trị liệu gọi là ‘sự gắn bó an toàn’”, bà Finlay nhấn mạnh.

Trẻ sơ sinh thích sự gắn bó an toàn đó. Bởi, bà Finlay giải thích, cảm giác an toàn cho phép trẻ tin tưởng người khác. Từ đó, hình thành các mối quan hệ thân thiết khi trưởng thành. Thể hiện tình yêu thương một cách nhất quán, bắt đầu từ giai đoạn sơ sinh, sẽ giúp thúc đẩy mối liên kết thiết yếu. Nhờ đó, cho phép trẻ ngừng lo lắng và bắt đầu phát triển.

Khi trẻ lớn lên, một chế độ ăn uống ổn định với tình yêu thương vô điều kiện sẽ đảm bảo mang lại cho trẻ giá trị bẩm sinh (nền tảng của lòng tự trọng). Những đứa trẻ được đảm bảo an toàn khi biết rằng chúng có thể “thất bại”, nhưng vẫn là người nhận được tình yêu thương của cha mẹ. Nhờ tình yêu, trẻ luôn sống trong an toàn. Đó là điều chúng cần để dám mạo hiểm, dám làm và đặt bản thân mình ra khỏi vùng an toàn đó.

Tại sao dạy trẻ cho và nhận tình yêu lại quan trọng?

Theo bà Finlay, cho đi tình yêu cũng là hành động quan trọng tương tự nhận. “Trên thực tế, có rất nhiều dữ liệu chứng minh rằng, cho đi là một yếu tố dự báo sức khỏe tâm thần thậm chí còn tốt hơn nhận. Công trình nghiên cứu của nhà tâm lý học người Mỹ Arthur Nikelly cho thấy, sự tham gia của cộng đồng và lối sống quan tâm đến xã hội thậm chí có tác động điều tiết đến kết quả bệnh tật”, bà Finlay dẫn chứng.

Thực tế, con người được sinh ra với sự đồng cảm. Bởi, các tế bào thần kinh phản chiếu trong não của chúng ta bắt chước trải nghiệm cảm xúc của người khác. Song, theo bà Finlay, sự đồng cảm đó vẫn cần được trau dồi nhờ luyện tập. Trẻ em cần phải linh hoạt sự đồng cảm đó. Do đó, trẻ cần học cách thể hiện tình yêu. Nữ chuyên gia đã gợi ý 5 cách dễ dàng để trẻ có thể bày tỏ tình yêu với người xung quanh:

Việc truyền đạt sự hiểu biết về tình yêu thương cho trẻ em là điều vô cùng cần thiết.

Việc truyền đạt sự hiểu biết về tình yêu thương cho trẻ em là điều vô cùng cần thiết.

Để trẻ tự thực hiện

Thật dễ dàng để đánh đồng sự phục vụ với tình yêu thương. Hãy nghĩ rằng, càng làm nhiều việc cho con của mình, cha mẹ càng thể hiện tình yêu thương nhiều hơn.

“Tôi nhận thấy rằng không nên để trẻ em va chạm với cuộc sống khi không biết tự làm những việc cơ bản cho chính mình. Tình trạng đó thực sự có thể khiến trẻ coi những hành động của tình yêu là đương nhiên, hoặc trẻ sẽ không để ý”, bà Finlay cho biết.

Việc để trẻ tự thực hiện mọi việc giúp nâng cao lòng tự trọng của chúng. Đồng thời, cho trẻ thấy cách đánh giá cao sự ưu ái hoặc giúp đỡ không thường xuyên như một hành động yêu thương.

Dạy trẻ ngôn ngữ thầm lặng của tình yêu

Xây dựng trí thông minh cảm xúc của trẻ bằng cách làm cho chúng nhận thức được hành động yêu thương của mình ảnh hưởng đến người khác như thế nào. Ví dụ, cha mẹ có thể nói: “Smith đã nở một nụ cười thật tươi khi con giữ cánh cửa đó cho cô ấy” hoặc “Khi mẹ bị ốm và được con mang chăn giúp, mẹ cảm thấy rất yêu con”.

Nhờ trẻ giúp đỡ việc nhà

Bằng cách để trẻ tham gia vào các công việc gia đình, cha mẹ sẽ gửi đi thông điệp rằng, những đóng góp của trẻ vẫn được coi trọng. Mặc dù, trẻ mới biết đi có thể không làm được nhiều việc nặng, nhưng những công việc phù hợp với lứa tuổi có thể bao gồm: Thu dọn quần áo và đồ chơi của trẻ, hoặc rửa rau trong khi cha mẹ chuẩn bị bữa tối.

Khuyến khích cho đi

Theo bà Finlay, phụ huynh hãy để trẻ tham gia vào các quyết định cho đi. Ví dụ, trẻ mới biết đi có thể giúp chọn quà sinh nhật dành cho bạn bè hoặc đồ ăn vặt trong các buổi họp mặt gia đình. Đối với những đứa trẻ lớn hơn, phụ huynh có thể cho trẻ tham gia bằng cách tìm kiếm những cơ hội tình nguyện.

Cùng nhau thực hiện những hành động tử tế

“Hãy mơ một chút về những cử chỉ yêu thương và tình cảm nhỏ bé, đơn giản. Đối với trẻ mới biết đi, điều này có thể bao gồm trang trí một tờ giấy tô màu để tặng thành viên trong gia đình, hoặc mỉm cười và vẫy tay chào hàng xóm. Những điều nhỏ như vậy có thể tạo nên một thế giới khác biệt trong một ngày của ai đó! Những hành động tử tế ngẫu nhiên cũng có thể được thực hiện ẩn danh. Điều đó giúp trẻ hiểu rằng, không cần phải được công nhận là một bài học lớn cho cuộc đời”, bà Finlay chia sẻ.

Chuyên gia này cho biết, thể hiện tình yêu thương đối với con và dạy chúng chia sẻ tình yêu thương với người khác là những việc quan trọng để nuôi dưỡng tình cảm gia đình. Việc thể hiện tình yêu sẽ giúp vun đắp hạnh phúc gia đình. Đồng thời, đó cũng là điều mà trẻ sẽ mang theo khi chúng lớn lên.

Theo Kabritausa

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ