Nói chuyện như thế nào để tốt cho não bộ con trẻ?

GD&TĐ - Hầu hết bố mẹ đều biết rằng nói chuyện với con sẽ giúp cho bộ não bé phát triển, nhưng một nghiên cứu mới đây cho biết, cần phải nói chuyện đúng cách mới có hiệu quả.

Nói chuyện như thế nào để tốt cho não bộ con trẻ?

Thay vì chỉ nói những điều phức tạp, ngẫu nhiên hoặc dùng những tấm thẻ có hình chữ cái để làm phong phú vốn từ của trẻ, thì hãy nói chuyện với con một cách nghiêm túc.

Trong một cuộc nghiên cứu về trẻ em từ 4-6 tuổi, các nhà khoa học đã nhận thấy, các cuộc đối thoại qua lại này làm thay đổi não bộ của trẻ.

Cụ thể, nó có thể thúc đẩy sự phát triển não bộ và các kỹ năng ngôn ngữ, được đo bằng một loạt các xét nghiệm và quét não MRI. Những trường hợp này không liên quan đến sự thu nhập hoặc trình độ học vấn của cha mẹ.

“Điều quan trọng không phải là bạn nói với con mà là trò chuyện”, Rachel Romeo, một sinh viên tốt nghiệp đại học Harvard nhấn mạnh.

Phát hiện này đưa thêm một bước ngoặt quan trọng đối với những gì chúng ta biết về ngôn ngữ và phát triển. Năm 1995, một cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ lên ba trong gia đình giàu có nghe được nhiều hơn 30 triệu từ so với trẻ trong gia đình nghèo. Các tác giả của cuộc nghiên cứu lập luận rằng, khoảng cách 30 triệu từ dẫn trẻ đến các quỹ đạo phát triển khác nhau và về cơ bản ảnh hưởng đến trải nghiệm sau này.

Ngày nay, có nhiều ứng dụng và đồ chơi giáo dục dành cho việc lấp đầy khoảng trống và mở rộng vốn từ vựng cho trẻ, tuy nhiên, cái trẻ cần là mối quan hệ con người và tương tác xã hội.

“Số lượng từ ngữ từ người lớn không quan trọng chút nào đối với chức năng của não. Điều quan trọng là số lượt đàm thoại”, Romeo nói.

Những đứa trẻ trong cuộc nghiên cứu đã đeo máy ghi âm tại nhà. Sau đó, các nhà khoa học đã phân tích những bản thu âm này cho “lượt trò chuyện” hoặc trao đổi qua lại giữa người lớn và trẻ em. Họ nhận thấy rằng số lượt trò chuyện tương tác mạnh mẽ với điểm số của trẻ trong một loạt các bài kiểm tra ngôn ngữ. Nó cũng tương quan với nhiều hoạt động trong khu vực bộ não liên quan đến sản xuất lời nói và xử lý ngôn ngữ.

“Điều thú vị trong cuộc nghiên cứu là nó cung cấp bằng chứng đầu tiên cho thấy cuộc trò chuyện gia đình ở nhà có liên quan đến sự phát triển trí não ở trẻ em. Thật kỳ diệu khi mà cuộc trò chuyện của cha mẹ dường như ảnh hưởng đến sự phát triển sinh học của não bộ”, John Gabrieli, giáo sư về khoa học não và nhận thức cho biết.

Nghiên cứu lưu ý rằng, trẻ em từ gia đình giàu có tiếp xúc với ngôn ngữ nhiều hơn trẻ em từ gia đình nghèo có thể do sự căng thẳng kinh tế ở bố mẹ. Cho nên, họ khuyến khích bố mẹ nên tương tác với con nhiều hơn.

"Trẻ có xu hướng học bằng cách nhìn và sao chép từ những người lớn mà chúng gắn bó nhất, đó là lý do tại sao việc hát và âu yếm hiệu quả hơn so với các công cụ giáo dục công nghệ cao. Bố mẹ nên giữ sự giao tiếp bằng mắt khi trò chuyện với con, chứ không chỉ đơn giản là hỏi và đáp, và nhớ chọn đề tài con thấy hứng thú", Roberta Golinkoff, giáo sư giáo dục tại Đại học Delaware chia sẻ.

Theo Thegioitiepthi.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

U23 Việt Nam được AFC ngợi khen sau chiến thắng ấn tượng trước Kuwait.

AFC khen ngợi tuyển U23 Việt Nam

GD&TĐ - Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) đăng tải bài viết nhận xét về kết quả màn so tài giữa U23 Việt Nam và U23 Kuwait.