Giai đoạn vàng trẻ dễ bị suy dinh dưỡng nhất mẹ cần biết

Trẻ bị suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến cả sức khỏe và thể chất. Vì vậy, các bà mẹ cần biết ở giai đoạn vàng trẻ dễ bị suy dinh dưỡng nhất để quan tâm chăm sóc con em mình có một sức khỏe dồi dào chống lại bệnh tật luôn rình rập xung quanh.

Giai đoạn vàng trẻ dễ bị suy dinh dưỡng nhất mẹ cần biết

Suy dinh dưỡng (SDD) là hệ quả của việc trẻ không được cung cấp đầy đủ về năng lượng, thiếu các chất dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng. Trẻ bị suy dinh dưỡng có biểu hiện chậm phát triển thể lực và trí tuệ: trẻ quá thấp, quá gầy so với tuổi, thể lực yếu, học kém.

Suy dinh dưỡng thấp còi được coi là trở ngại lớn nhất của con người trong quá trình tăng trưởng và phát triển, ảnh hưởng tới 155 triệu trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới.

Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê năm 2016, tỉ lệ trẻ SDD thấp còi đang ở mức 24,3% nghĩa là cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị SDD thấp còi.

Các yếu tố liên quan đến SDD thấp còi ở trẻ em được xác định: cân nặng sơ sinh thấp, trình độ học vấn của bà mẹ, nghề nghiệp, kinh tế hộ gia đình, tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và các tình trạng bệnh lý khác như: tiêu chảy, sốt…

 Khoảng thời gian từ 12-36 tháng được coi là giai đoạn vàng của trẻ vì lúc này trẻ. Ảnh minh họa.

Khoảng thời gian từ 12-36 tháng được coi là giai đoạn vàng của trẻ vì lúc này trẻ có rất nhiều sự thay đổi: bé sẽ cao nhanh hơn, kháu khỉnh, tinh nghịch hơn, bắt đầu nhận thức nhiều, đi vững vàng và có thể cầm muỗng ăn cơm, bắt đầu nói những câu nói đầu tiên.

Những biểu hiện trên chắc chắn sẽ khiến các ông bố bà mẹ không khỏi vui mừng, vì những thay đổi ở trẻ nhiều nhất là trong giai đoạn 1-3 tuổi. Đây là giai đoạn vàng, vô cùng quan trọng mang tính nền tảng cho sự phát triển của bé, quan trọng giống như nền móng một ngôi nhà khi xây vậy.

Với sự phát triển bình thường của trẻ, 12 tháng là tập đứng vững, 15 tháng tập biết đi và 20 tháng đã có thể chạy nhảy tung tăng đùa nghịch. Nhóm kỹ năng vận động và ngôn ngữ trong giai đoạn này phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển cần rất nhiều năng lượng nên cân nặng của bé sẽ chậm lại so với gia đoạn trước.

Các mẹ thấy con tăng cân chậm chỉ 200g hoặc 300g một tháng thì cũng đừng lo lắng gì cả, đây là mức tăng trung bình của trẻ vào giai đoạn này.

Tuy nhiên nếu bạn chú ý 2-3 tháng mà bé vẫn không tăng lên được chút nào, tức là bé bắt đầu có dấu hiệu bị suy dinh dưỡng. Bất kỳ một sự thay đổi lạ nào trong thời kỳ này đều rất quan trọng vì có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển sau này của bé. Đặc biệt nếu bệnh suy dinh dưỡng xảy ra trong giai đoạn vàng sẽ gây ra những hệ quả nghiêm trọng khó khắc phục.

Sau khi giai đoạn này đi qua, dù bạn có cố gắng đến đâu cũng khó có thể bù đắp được cho con. Vì thế để chuẩn bị tốt nền tảng phát triển cho con, các bậc cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến thể chất, tư duy của trẻ. 1-3 tuổi là giai đoạn bé bước ra ngoài thế giới quan sát, tìm hiểu mọi thứ xung quanh, mở rộng hiểu biết và bắt đầu học hỏi những kỹ năng cần thiết.

Cha mẹ cũng nên nói chuyện, chơi đùa với các bé, khuyến khích bé tham gia các trò chơi như trồng cây, chơi với các bạn cùng trang lứa để các bé hiếu động hơn, phát huy hết những khả năng vốn có của mình.

Theo Gia đình và trẻ em

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Nguyễn Thị Thanh Vân, Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ (An Lão, Hải Phòng) trong giờ dạy Khoa học tự nhiên.

Tiến triển trong dạy học môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, nhiều nhà trường khẳng định việc dạy học môn tích hợp, đặc biệt môn Khoa học tự nhiên đã có những tiến triển tích cực.