Đừng vội cưới nếu bạn chưa thể trả lời những câu hỏi sau

Hôn nhân là chuyện hệ trọng cả đời, đừng nhắm mắt đưa chân nếu chỉ vì bạn lo sợ cảm giác cô đơn, không dám bước ra khỏi cuộc sống mình đang sống.

Hôn nhân có cho tôi trở nên tốt hơn?
Hôn nhân có cho tôi trở nên tốt hơn?

Hãy thành thật trả lời những câu hỏi sau nếu bạn tính đến chuyện lấy vợ/ lấy chồng.

Người ấy có khuyến khích bạn sống là chính mình không, hay cảm thấy bị đe dọa nếu bạn có bất kỳ thành tựu nào và không muốn bạn tiến bước về phía trước?

Người ấy cho bạn cảm giác an toàn và được yêu thương hay luôn khiến bạn hoang mang, thiếu chắc chắn như người đang lênh đênh trên biển?

Các đối tác hạnh phúc, lành mạnh mang lại cảm giác bình tĩnh và phấn khích cho cuộc sống của chúng ta trong khi các đối tác độc hại sẽ làm suy kiệt và khiến chúng ta mất tinh thần.

Chúng ta có thực sự chấp nhận nhau không?

Sẽ luôn có những điều bạn muốn thay đổi về những con người trong cuộc sống của bạn, nhưng không ai đáng bị đặt vào hoàn cảnh mà họ cảm thấy họ không được phép là chính mình, không được chấp nhận là người duy nhất/ đặc biệt, dù họ chưa hoàn hảo.

Tôi là ai?

Làm thế nào bạn có thể biết nửa kia hoàn toàn phù hợp với mình nếu bạn không biết mình là ai?

Hãy dành thời gian suy nghĩ về con người bạn và người mà bạn muốn trở thành, nhận biết các giá trị của bạn, những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn bạn chắc chắn muốn đạt được.

Điều quan trọng là có được sự hiểu biết tốt về những gì bạn hy vọng trải nghiệm và đạt được trong cuộc sống cũng như những gì bạn thực sự thích và không thích trước khi đưa người khác vào cuộc sống của mình.

Tôi có hạnh phúc khi ở trong mối quan hệ này không?

Chia sẻ cuộc sống cùng nhau không có nghĩa là tìm ai đó khiến bạn hoàn thiện hơn hay luôn làm bạn vui vẻ. Nhưng hãy nhìn thẳng vào sự thật: Không được vui ở nhà sẽ khiến bạn không vui trong cả những lĩnh vực khác của cuộc sống.

Nếu hai người luôn cãi nhau hay thường xuyên không vui về nhau, hãy cân nhắc đến chuyện có nên kết hôn hay không bởi kết hôn với suy nghĩ “cưới rồi sẽ thay đổi được mọi chuyện” là suy nghĩ sai lầm đấy.

Tôi có thấy như mình đang mắc bẫy không?

Bạn thực sự muốn ở trong mối quan hệ này phần lớn thời gian hay bạn thấy mình muốn có một lối thoát? Bạn ở lại vì đã trót đầu tư thời gian hay bạn thực sự quan tâm đến người ấy?

Mối quan hệ này có cân bằng không?

Bạn có cảm thấy cả hai đang tương đương nhau về sự thỏa hiệp, chăm sóc, hỗ trợ, nỗ lực và hy sinh không? Hay là một trong hai người làm hầu hết việc cho đi trong khi người kia chỉ ngồi với tay ra nhận?

Nếu không đồng lòng mang lại mọi điều tốt đẹp cho nhau, kết hôn khi một người làm mọi việc vì người kia nhưng nhận lại sự vô tâm dửng dưng, thì cuộc hôn nhân đó sẽ ngập tràn ấm ức và trở thành thảm họa.

Chúng ta có thể vui vẻ với nhau không?

Điều này là quan trọng. Bạn đã bao giờ tình cờ thấy hai người ngồi ăn trưa cùng nhau trong im lặng như thể họ bị buộc phải cùng đồng hành cho qua ngày hay chưa? Điều đó chẳng có gì vui vẻ cả, thật khó sống như vậy với nhau cho đến hết cuộc đời.

Tại sao tôi lại ở trong mối quan hệ này?

Có phải vì bạn tôn trọng, yêu thương, tin tưởng và coi trọng con người ấy không? Hay vì bạn sợ ở một mình, lo lắng về tài chính hoặc đã xây dựng một cuộc sống mà bạn sợ phải rời đi?

Chuyện này sẽ đi đâu?

Cuộc sống hiện tại rất tuyệt vời, nhưng cuối cùng, sẽ cần một kế hoạch tương lai hai người hoặc ai đó sẽ bắt đầu cảm thấy lo lắng.

Các bạn đã trao đổi với nhau và hiểu được những kỳ vọng của người kia chưa? Tôi có thực sự tin tưởng đối tác của mình không?

Nếu bạn không thể tin, đã đến lúc hỏi tại sao và làm thế nào bạn có thể bắt đầu xây dựng hoặc xây dựng lại niềm tin với đối tác. Hai người không thể chung sống suốt đời nếu họ không tin tưởng vào nhau./.

Theo vov.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Cơ chế đặc thù

GD&TĐ - Luật Giáo dục năm 2019 đặt ra yêu cầu cao hơn đối với trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS.