Cách nấu cháo, gỏi vịt ngon đúng điệu

GD&TĐ - Nếu đang tìm một món ăn ngon “đổi vị” cho cả nhà thì cách nấu cháo gỏi vịt ngon chúng tôi chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn khỏi phải "vắt óc suy nghĩ".

Cách nấu cháo, gỏi vịt ngon đúng điệu

Nguyên liệu làm gỏi cháo vịt 

Vịt: 1 con khoảng 3 kg

Bắp cải: 1 cây (khoảng 0,5 kg)

Giá đỗ: 0,5 kg

Chuối bào: 0,1 kg

Hành tây: 1 củ to

Rau răm: 0,1 kg

Hành lá: 0,1 kg

Gạo: 1 bát

Gừng: 1 củ

Hành tím: 3 củ

Rau mùi: 1 nắm

Mỡ tỏi

Muối, Tiêu, Đường, Nước Mắm, Ớt

Cách làm món gỏi cháo vịt ngay tại nhà

Bước 1 :

Vịt tốt nhất bạn tự mua về thịt như thế sẽ ngon hơn nếu không có thời gian thì có thể mua vịt săn của người quen về làm rửa sạch lại.

Sau đó bắc nồi lên bếp luộc chín với một chút gia vị và 1 củ hành tím đã được nướng với gừng giúp tăng được mùi vị hấp dẫn hơn cho thịt vịt.

Bước 2 : Làm gỏi vịt

Sau khi vịt đã được luộc chín bạn đem lọc lấy thịt ơt ức và đen đùi xé nhỏ, hoặc đem thái mỏng ra nhé

Bắp cải bạn đem thái chỉ rồi đem đi rửa lại với nước sạch và để cho ráo nước nhé.

Hành tây rau răm mua về rửa thật sạch sau đó đem thái mỏng.

Sau đó bạn pha một bát nước gỏi rất quan trọng đây nhé bạn hãy tham khảo cách sau đây : tỏi, ớt giã nhỏ, gừng, muối, tiêu chanh, đường ớt vừa chua cay măn ngọt nhé như thế sẽ rất là ngon đó.

Bạn tiếp tục cho bắp cải, hành tây rau tăm, giá thịt vịt vào trong chậu inox, sau đó cho nước gỏi vào trộn nhẹ tay lên.

Rắc tiêu, hành phi, đậu phộng, mỡ tỏi lên trên. Bày ra đĩa.

Bước 3 :

Đem gạo rang lên sau đó cho vào nấu cùng với nước luộc vịt ở trên.

Phần xương vịt bạn đem thả vào nồi nấu cùng với cho món cháo để ngọt ngon hơn.

Khi cháo chín, nêm gia vị cho vừa với khẩu vị gia đình, sau đó vặn nhỏ lửa để trên bếp cho nóng.

Khi ăn cho giá xuống bên dưới, múc cháo lên, rắc tiêu, hành lá thái nhỏ, ăn nóng.

Cách nấu cháo, gỏi vịt ngon đúng điệu ảnh 1

Món ăn ngon: cháo gỏi vịt

* Lưu ý: Cháo gỏi vịt có nhiều cách làm khác nhau.

Với gỏi: Bạn có thể cho thêm cà rốt thái chỉ cho món gỏi có màu sắc sinh động hơn. Và cho thêm lá chanh thái chỉ cho thơm.

Với cháo: Rang gạo rồi mới nấu, ăn cháo loãng, hạt gạo rời là một đặc trưng của văn hóa ẩm thực miền Nam. Các bạn miền Bắc thường thích cháo có hồ, đặc hơn thì không cần rang gạo, nấu trực tiếp luôn.

Các bạn cũng có thể lọc thịt vịt đem hấp để làm gỏi, phần xương chặt nhỏ, xào kĩ với hành tím rồi mới nấu, cháo và thịt sẽ đậm đà hơn.

Bạn nào không thích thịt thì có thể làm gỏi lòng (vịt), gỏi xương (đầu – cổ - cánh).

Cháo vịt và gỏi vịt là 2 món khác nhau, nhưng thường được gọi chung là cháo gỏi vịt do ở trong Nam thường được dùng chung với nhau, cũng như ở ngoài Bắc, tiết canh và cháo lòng khó có thể tách rời nhau.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Cơ chế đặc thù

GD&TĐ - Luật Giáo dục năm 2019 đặt ra yêu cầu cao hơn đối với trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS.