Bà mẹ “giận tím người” khi chứng kiến cảnh tượng bố trông con

Dạo gần đây, mạng xã hội Trung Quốc cười "rung rốn" khi chứng kiến cảnh bố trông con bằng cách siêu sáng tạo. Tuy nhiên điều này lại khiến người mẹ “giận tím người”.

Bố trông con cực bá đạo.
Bố trông con cực bá đạo.

Các bà mẹ thường không yên tâm khi giao con cho các ông bố chăm sóc. Bởi các ông bố thường sa đà vào những thú vui như chơi game, xem phim nên quên khuấy nhiệm vụ chăm con mà vợ đã giao.

Chị Vương kể tội chồng "bỏ bê" con nhỏ như sau: "Bé nhà tôi mỗi khi thấy bố về là nó quấn bố hơn cả mẹ. Chồng tôi chỉ chăm bé được vài phút liền chú tâm vào xem phim, chơi game, mặc kệ con nhỏ khóc lóc ầm ĩ cả nhà". 

Tâm sự của chị Vương chính là nỗi lòng chung của những người làm mẹ và làm vợ.

Dạo gần đây, mạng xã hội Trung Quốc cười "rung rốn" khi chứng kiến cảnh bố trông con bằng cách siêu sáng tạo. Điều đáng nói là người mẹ rất tức giận khi thấy con sợ hãi khi bị bao vây bởi "tứ đại hộ pháp" - những chú khủng long đồ chơi.

Còn ông bố thì vẫn hồn nhiên cho rằng bản thân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vợ giao, bởi anh có thể yên tâm chơi game và con yêu không thể chạy đâu xa khỏi tầm mắt của mình.

Tình huống "dở khóc dở cười" khi bố chăm trẻ và những điều các ông bố nên làm - Ảnh 1.
Tình huống "dở khóc dở cười" khi bố chăm trẻ và những điều các ông bố nên làm - Ảnh 2.
Tình huống "dở khóc dở cười" khi bố chăm trẻ và những điều các ông bố nên làm - Ảnh 3.

Rất nhiều ông bố "không đáng tin" khiến các mẹ khóc thét không dám giao con cho bố chăm sóc.

Thực tế, những ông bố "không đáng tin" là do thời gian chăm con quá ít ỏi, hơn nữa mẹ không dám để bố toàn quyền chăm con nên mới khiến các ông bố ỷ lại. Các mẹ cần phải hiểu, có những điều mà các ông bố làm cho con sẽ mang lại lợi ích thiết thực hơn cả mẹ.

1. Bố có nhiều trò hay mỗi khi chăm con

Những người mẹ thường chăm con theo cách đơn giản. Trong khi các ông bố thường sáng tạo và nghĩ ra nhiều trò hay mỗi khi chăm con. Đó là lý do bố chăm bé trong thời gian ít ỏi nhưng các bé thường tìm đến bố.

Ví dụ, nhắc đến trường hợp chồng của chị Vương. Mỗi ngày ông bố này chăm con chỉ vài phút, nhưng nhờ có lợi thế là chiều cao hơn vợ, nên anh nghĩ ra rất nhiều trò chơi khiến đứa trẻ thích mê. Anh cho con leo trèo, ôm đầu, ôm cổ và bế bổng khiến đứa trẻ cảm thấy phấn khích mỗi khi ở cạnh bố.

Cách sáng tạo trong trò chơi của người bố sẽ phần nào rèn luyện khả năng tư duy của đứa trẻ. Do đó, các mẹ đừng ngại giao con cho bố chăm sóc.

Để bố trông con, bà mẹ "giận tím người" khi thấy cảnh tượng trước mắt - Ảnh 5.

2. Bồi dưỡng tình cảm giữa bố và con

Bố chăm con càng nhiều thì tình cảm giữa bố và con càng sâu đậm. Theo độ tuổi phát triển của bé, bố nên phối hợp với mẹ trong việc dạy dỗ bé, đừng khiến bé cảm thấy thiếu vắng tình thương và vai trò của người làm bố. Tình cảm giữa trẻ và bố mẹ càng sâu đậm càng có lợi cho việc phát triển nhân cách lành mạnh của bé.

3. Giúp ích trong việc nhận biết giới tính

Trong hành trình trưởng thành của trẻ, sự có mặt của cha mẹ sẽ giúp bé nhanh chóng định hình và nhận biết về đặc điểm giới tính của hai giới.

Đối với bé gái, bố chính là nam giới đầu tiên mà bé tiếp xúc. Nếu thiếu vắng vai trò bầu bạn của bố, sẽ ảnh hưởng đến khả năng phán đoán về đối tượng khác giới sau khi bé trưởng thành. Đối với bé trai, bố chính là tấm gương sáng, dạy cho bé hiểu về khả năng gánh vác và tinh thần trách nhiệm của đàn ông.

Theo Helino

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.