9 tuyệt chiêu tiết kiệm điện cho chiếc tủ lạnh nhà bạn!

GD&TĐ - Tủ lạnh là thiết bị gia dụng tiêu tốn khá nhiều điện năng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể giảm thiểu chi phí bằng cách sử dụng hợp lý. Dưới đây là 9 cách dùng tủ lạnh giúp bạn tiết kiệm tiền điện mỗi tháng, bắt đầu bằng một tờ giấy.

9 tuyệt chiêu tiết kiệm điện cho chiếc tủ lạnh nhà bạn!

1. Một tờ giấy A4

Để kiểm tra đệm cửa, bạn cần sử dụng một tờ giấy hoặc tờ kiền kẹp vào khe cửa tủ lạnh sau đó kéo dọc chúng theo khe hở. Nếu tờ giấy có thể di chuyển theo một đường thẳng dễ dàng thì chứng tỏ phần đệm cửa đã bị lỏng hoặc bị hỏng ron cao su. Điều này sẽ gây thất thoát năng lượng, tiêu hao nhiều điện năng hơn khi dùng.

Nếu tủ lạnh của bạn đổ mồ hôi, có thể là nó đang có lỗi gì đó. Tủ lạnh hoạt động để duy trì sự cân bằng giữa nóng và lạnh nhưng nếu tủ lạnh có hiện tượng ngưng tụ, đóng tuyết bên trong ngăn đá hay bên ngoài cửa tủ thì đây là dấu hiệu xấu, một tờ giấy mỏng là có thể giúp bạn chẩn bệnh cho chiếc tủ lạnh ngay. 

Phương pháp

Bước 1:  Trước tiên, hãy kiểm tra các gioăng cao su quanh cửa tủ lạnh.

Bước 2:  Kẹp một tờ giấy mỏng như hóa đơn lên cửa tủ lạnh và đóng cửa lại. Sau đó, kéo tờ hóa đơn ra từ từ. Nếu nó trượt ra dễ dàng, bạn hãy thay phần cao su ở cửa tủ lạnh. Nếu hiện tượng ngưng tụ và đóng tuyết vẫn tiếp tục, hãy nhờ thợ sửa tủ lạnh xem xét vấn đề cho bạn.

2. Kiểm tra nhiệt độ tủ lạnh

Bạn không nên vặn nhiệt độ ở mức lạnh nhất vì sẽ tiêu hao năng lượng không cần thiết, nên dựa vào thời tiết để điều chỉnh mức nhiệt tủ lạnh cho phù hợp.

Phương pháp

Bước 1:  Vào mùa đông nhiệt độ thấp chúng ta có thể chỉnh độ lạnh ở mức 2 và tăng lên mức 4

Bước 2: Vào những ngày hè nóng bức. Ngăn lạnh nhiệt độ nên đặt từ mức nhiệt 1,7 – 5 độ C, với ngăn đá thì mức nhiệt độ phù hợp là từ -18 đến 0 độ C. Làm như vậy gia đình bạn sẽ tránh được những khoản hao phí không cần thiết.

3. Dùng màn bọc thực phẩm

Trước khi cho rau củ vào tủ lạnh, bạn nên phân loại cụ thể rau, củ và cho vào túi riêng trước khi cho vào tủ lạnh. Nguyên do là mỗi loại rau củ cần được bảo quản trong thời gian khác nhau và có thể bị hư hỏng nhanh hơn các loại khác.

Phải bọc thực phẩm trước khi cho vào tủ. Điều này không chỉ giúp thực phẩm tươi lâu mà còn giúp chúng giữ được độ ẩm và tiết kiệm điện hơn nữa!

Bạn hãy lấy một chiếc khăn bông sạch sau đó gấp lại gọn gàng và đặt vào ngăn trên cùng của tủ lạnh. Vải bông có tính chất hút ẩm nên sẽ hấp thụ hết mùi hôi trong tủ lạnh. Sau một thời gian dùng cách này bạn hãy lấy khăn ra và giặt sạch bằng nước ấm, phơi khô dưới ánh sáng mặt trời và có thể tiếp tục sử dụng lại.

4. Một tờ khăn giấy ướt

Khi đặt chai nước mát, bạn có thể quấn quanh chai nước bằng khăn ướt, như vậy chai nước sẽ nhanh lạnh hơn mà bạn sẽ không tốn nhiều điện năng. Ngăn trên cùng của cửa tủ lạnh là nơi để phù hợp của các món ăn cần nhiệt độ thấp nhưng không được đông cứng như trứng, bơ, mứt. Ngăn kế tiếp phía dưới là nơi phù hợp cho gia vị, cà phê với điều kiện là thực phẩm được bảo quản trong hộp, lon… đậy thật kín.

Nên sử dụng đồ đựng thực phẩm bằng kim loại thay cho đồ nhựa. Bởi đồ kim loại có tính năng dẫn lạnh tốt hơn nên thời gian làm lạnh sẽ được rút ngắn, giúp tiết kiệm điện năng hơn.

5. Kiểm tra khoảng trống trong tủ lạnh

Nếu trong tủ lạnh có quá nhiều khoảng trống, bạn nên làm đầy những khoảng trống này chằng cách lưu trữ nước. Thói quen này không chỉ giúp tận dụng hết khả năng làm lạnh của tủ lạnh mà còn cung cấp nước mát lạnh ngay khi cần.

6. Hạn chế bật/tắt, mở cửa tủ lạnh

Không mở cửa tủ lạnh liên tục và mở cửa tủ lạnh quá lâu vì khi mở cửa không khí lạnh bên trong tủ sẽ đối lưu rất nhanh với không khí nóng bên ngoài tủ, làm cho nhiệt độ trong tủ cao lên. Khi đó, bộ phận làm lạnh phải tăng thời gian, hiệu suất hoạt động gây tiêu hao điện nhiều hơn, không những thế về lâu dài còn làm giảm tuổi thọ của tủ lạnh.

7. Sắp xếp ngăn nắp thực phẩm bên trong ngăn lạnh

Việc sắp xếp thực phẩm sai cách không chỉ gây lây nhiễm chéo, mất an toàn vệ sinh thực phẩm mà còn ảnh hưởng tới hiệu suất hoạt động. Đồng thời, bạn cũng nên kết hợp sử dụng máy hút chân không.

8. Đặt tủ lạnh cách xa nguồn nhiệt

Không để tủ lạnh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Chọn một vị trí có đủ không gian bên phải, bên trái, phía sau và phía trên để cho không khí lưu thông. Không lắp đặt tủ lạnh ở nơi có nhiệt độ trên 43 °C hoặc dưới 5 °C. Tủ lạnh cần tránh xa những nguồn phát nhiệt chẳng hạn bếp gas, lò vi sóng.. vì chúng sẽ làm ấm tủ lạnh, khiến tủ phải làm việc nhiều.

9. Thực phẩm quá nóng nên làm mát trước khi cho vào

Thực phẩm nóng khi đưa vào tủ lạnh sẽ toả nhiệt, khiến nhiệt độ bên trong tủ tăng lên, tủ lạnh phải lập tức khởi động mô-tơ để nhanh chóng đưa nhiệt độ trong tủ về mức nhiệt đã cài đặt, điều này có thể gây tốn điện, giảm tuổi thọ của tủ lạnh.

Theo phunugiadinh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ