8 loại đồ chơi nguy hiểm nhất đối với trẻ nhỏ

GD&TĐ - Một đứa trẻ phát triển và học hỏi về thế giới bằng cách chơi nhưng có những món đồ chơi lợi bất cập hại. Bài báo này xin lưu ý các bậc phụ huynh 8 loại đồ chơi dễ gây nguy hiểm và đưa ra lời khuyên về cách chọn đồ chơi an toàn cho các bé.

8 loại đồ chơi nguy hiểm nhất đối với trẻ nhỏ

8. Loại đồ chơi có cánh quạt. Máy bay trực thăng và các loại đồ chơi khác có cánh quạt là đồ chơi dành cho trẻ lớn. Trẻ nhỏ không nên chơi những món đồ này vì các bé rất dễ đưa ngón tay vào cánh quạt đang quay.

Lời khuyên: Hãy chọn đồ chơi cánh quạt làm bằng nhựa mềm, các cạnh của cánh quạt nên được gia công mịn, không có vết xước.

7. Đồ chơi bác sĩ. Một đứa trẻ sẽ rất thích sử dụng các dụng cụ của bộ đồ chơi này để “khám bệnh” cho mình và những trẻ khác. Làm như vậy, một phần của dụng cụ có thể bị kẹt trong mũi hay đường thở của bé.

Lời khuyên: Tốt nhất không nên mua cho bé đồ chơi có các bộ phận nhỏ khiến bé có cơ hội đưa chúng vào miệng, mũi, tai..

6. Phao đeo tay. Những loại phao này không đảm bảo được sự an toàn cho bé khi ở dưới nước vì bé có thể tháo ra dễ dàng. Ngoài ra, một số sản phẩm còn có chất độc isophorone, phenol và hexanone gây kích ứng da và các vấn đề khác.

Lời khuyên: Kích cỡ của phao đeo tay nên được điều chỉnh chính xác theo kích cỡ của trẻ và sản phẩm này phải được dùng dưới sự giám sát của người lớn. Đồng thời, không nên đeo quá nửa giờ đồng hồ.

5. Đồ chơi có pin nhỏ. Những viên pin tròn rất giống những viên kẹo và con bạn chắc hẳn muốn nếm. Kích cỡ và hình dạng của nó khiến đồ vật này rất dễ bị nuốt vào bụng. Khi bị nuốt vào bụng, lithium của pin sẽ gây ra ngộ độc và bỏng.

Lời khuyên: Những viên pin phải được bảo vệ bởi một lớp nhựa và có vít cố định.

4. Súng đồ chơi. Trẻ em thường bỏ qua khoảng cách hợp lý khi bắn súng đồ chơi cũng như những biện pháp an toàn khác khi chơi các loại súng này. Kết quả  là dù súng có bắn loại đạn gì đi nữa, hay thậm chí chỉ phun nước, cũng đều gây ra thương tích, đặc biệt là ở mắt.

Lời khuyên: Tốt nhất không nên mua cho bé đồ chơi mang tính bạo lực, trong đó có súng.

3. Đồ chơi bi nam châm. Món đồ chơi phổ biến này thường được gắn mác “3+” nhưng thực tế, nó dành cho lứa tuổi từ 14 trở lên. Khi cố gắng tách những viên bi nam châm này, trẻ thường dùng răng và dễ nuốt bi vào bụng, không chỉ là 1 viên mà là vài viên cùng lúc. Khi đã vào bụng, những viên bi nam châm này dính với nhau và làm giãn thành ruột.

Lời khuyên: Đồ chơi có nam châm nên được bao bọc bằng lớp nhựa cứng.

Âm thanh của một quả bóng bay nổ lớn bằng tiếng súng bắn
Âm thanh của một quả bóng bay nổ lớn bằng tiếng súng bắn

2. Bóng bay. Một quả bóng bay dễ dàng bị nổ trong khi bơm hoặc khi các bé đang chơi. Việc này sẽ khiến bé sợ hãi hoặc gây điếc tai. Khi đang sợ hãi, một em bé có thể vô tình hít vào những mảnh vỡ bóng bay và khiến bé ngạt thở.

Lời khuyên: Không mua những quả bóng bay mà ban đầu đã có những nếp gấp hoặc nặng mùi. Trẻ nhỏ dưới 8 tuổi không nên chơi bóng bay.

1. Con quay giải trí. Một phần của con quay này có thể bị tung ra khi đang quay và gây thương tích. Cũng đã có trường hợp trẻ em nuốt phải các bộ phận của con quay này. Ngoài ra, những đồ chơi tương tự khiến con bạn khó tập trung và ảnh hưởng tới học tập. Tại một số bang của Mỹ, việc sử dụng con quay này ở trường học đã có luật cấm.

Lời khuyên: Thay thế con quay này bằng thiết bị luyện ngón tay của trẻ em. Nó sẽ không chỉ khiến con bạn có việc gì đó để làm mà còn phát triển các kỹ năng vận động.

Cách chọn đồ chơi an toàn

Liên minh châu Âu về đồ chơi an toàn cho trẻ đã đưa ra những quy tắc sau để các phụ huynh tham khảo:

Kích cỡ: Bất kỳ đồ chơi nào cũng không nên ngắn hơn 6cm và hẹp hơn 3cm. Nếu đồ chơi đó tròn, thì phải có đường kính ít nhất là 5cm.

Màu sắc: Tránh mua đồ chơi có màu sáng. Đồ chơi có màu vàng sáng đặc biệt không được khuyên mua bởi có nguy cơ chứa chì rất cao.

Hình dạng và chất liệu: Đồ chơi không nên có gờ, hốc hay khe khiến bé có thể cho ngón tay vào rồi bị kẹt. Tốt nhất là đồ chơi từ vải hoặc gỗ không sơn màu. 

Theo Brightside

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ