5 sai lầm trong dạy con cha mẹ thường mắc phải khiến trẻ cứng đầu, khó bảo

Dạy trẻ là việc làm vô cùng khó khăn, những sai lầm trong việc dạy con dưới đây sẽ khiến cho bạn phải hối hận cả đời.

5 sai lầm trong dạy con cha mẹ thường mắc phải khiến trẻ cứng đầu, khó bảo

Phản ứng thái quá khi con mắc lỗi

Khi trẻ mắc lỗi hãy phân tích cho con hiểu xem con đang phạm sai lầm gì, đừng phản ứng thái quá bằng cách la mắng bé, khiến bé hoảng sợ.

Hành động quắc mắt, lên cơn thịnh nộ với trẻ sẽ là hành động khiến cho trẻ dễ bị tổn thương tinh thần, sợ hãi quá mức trước lỗi lầm của mình gây ra. Điều này gây một tâm lý hoang mang cho trẻ sau này. Thay vào đó cha mẹ hãy cùng trò chuyện và phân tích cho bé hiểu bé đã làm sai điều gì và để cho bé tự rút ra bài học cho bản thân mình.

Không đặt ra kỷ luật cho con

Nhiều cha mẹ quá khắt khe với trẻ, nhưng cũng có nhiều người không đặt ra bất kỳ kỷ luật nào cho con, để con của mình phát triển tự do thiếu tổ chức kỷ luật.

Cha mẹ chiều chuộng con cái quá mức khiến cho bé dễ tự cho mình là tất cả. Bé tự coi mình là trung tâm của vụ trụ là nguyên nhân bé dễ bị mọi người xa lánh.

Cha mẹ hãy dạy con cái sống theo kỷ luật, sống theo nguyên tắc và chuẩn mực cần có để bé tự ý thức được hành động của mình, biết cư xử đúng mực xem thế nào là đúng, sai.

So sánh con mình với con người khác làm bé bị tổn thương

So sánh con mình với con người khác làm bé bị tổn thương

5 sai lầm trong dạy con cha mẹ thường mắc phải khiến trẻ cứng đầu, khó bảo  ảnh 2So sánh con mình với con người ta

Thói quen của các bậc cha mẹ mỗi khi con mắc lỗi là so sánh con mình với con nhà hàng xóm. Việc so sánh này khiến cho bé thiếu tự tin trong cuộc sống và thêm ác cảm với người bạn mình được so sánh.

Ngoài ra, việc so sánh con với con nhà hàng xóm khiến bé dễ gây tâm lý mặc cảm tự tin và ghen ghét đố kỵ với người khác. Vì vậy, cha mẹ đừng bao giờ so sánh con mình với con người khác.

Tâng bốc con một cách thái quá

Nhiều bà mẹ luôn con mình là trung tâm của vụ trụ, khiến cho bé có thái độ tự mãn trước những lời tâng bốc của cha mẹ. Ngoài ra việc tâng bốc quá mức cũng khiến trẻ không nhận ra sai lầm khuyết điểm của mình trong cuộc sống mà luôn nghĩ mình đúng chỉ có người khác sai.

Các nhà nghiên cứu tâm lý cho rằng việc động viện khích lệ con cái là vô cùng quan trọng nhưng đừng khích lệ quá mức sẽ khiến trẻ kêu căng và tự mãn về bản thân là điều không hề tốt.

La mắng không phải giải pháp tốt khi dậy trẻ

La mắng không phải giải pháp tốt khi dạy trẻ.

Đặt kỳ vọng quá cao cho con

Khi sinh con ra ai cũng mong con của mình trở thành một người tài giỏi hơn người. Nhưng việc chúng ta quá kỳ vọng cao vào trẻ sẽ khiến trẻ bị áp lực và rơi vào trạng thái mệt mỏi, lo lắng vì sợ không đạt được kỳ vọng bố mẹ đặt ra.

Bạn hãy để con mình tự do làm những điều bé thích trong khuôn khổ nhất định, chỉ cần bé trưởng thành và là người tốt, người có ích đó chính là sự thành công của người làm cha mẹ.

Theo Khoevadep

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.