4 cách bảo quản thực phẩm thừa sau Tết không bị hỏng

Để bảo quản thực phẩm thừa sau Tết sao cho hợp lý, không bị hỏng là điều rất cần thiết mà mọi gia đình nên biết.

4 cách bảo quản thực phẩm thừa sau Tết không bị hỏng
Dưới đây là những cách bảo quản thực phẩm thừa sau Tết mà bạn nên tham khảo.
bảo quản thực phẩm sau tết
1. Thực phẩm chín
Với những thực phẩm truyền thống (giò, chả, giò xào, nem chua, bánh chưng, bánh tét…) thường được người dân mua trước Tết để dự trữ. Vì vậy sau Tết những thực phẩm này hầu hết mọi nhà đều còn. Đối với những thực phẩm chín như bánh chưng, bánh tét, giò, chả… người dân có thể bảo quản trong điều kiện thoáng mát, không bụi bặm, ẩm thấp.
Tuy nhiên, hiện nay thời tiết đang ấm dần lên nên những thực phẩm này rất dễ bị hư hỏng. Đối các loại bánh chưng nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, ăn đến đâu cắt đến đó, phần còn lại thì dùng màng bọc thực phẩm bao kín. Khi lấy bánh trong tủ lạnh ra cần luộc, hấp lại hoặc rán trước khi ăn.
Đối với các loại bánh bị mốc trắng, lên men mùi chua (nhất là ở phần góc bánh) ở lớp vỏ bánh bên ngoài thì phải cắt bỏ phần bị lên men, mốc và chỉ sử dụng phần không bị hỏng.
Giò chả có nhiều loại: giò lụa, giò bò, giò tai, giò xào… và đều nên để ở nhiệt độ dưới 25 độ C để bảo quản.
Khi bảo quản đúng cách giò sẽ giữ được 4-6 ngày nếu để ngăn mát, thậm chí giữ được khoảng 10 ngày nếu để ở ngăn đá. Với món thịt đông, nên chia thành từng hộp nhỏ, vừa đủ ăn từng bữa để bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
2. Thực phẩm ăn ngay trong ngày
Do ngày Tết nhà nào cũng ăn nhiều món nên việc bảo quản thức ăn đúng trong ngày rất cần thiết. Đối với những thực phẩm dùng ăn trong ngày tùy vào từng điều kiện thời tiết chúng ta, không nên để thức ăn đã nấu chín trong môi trường nhiệt độ thường quá 2 giờ đồng hồ.
Những thức ăn còn dư sau bữa ăn nên đun nóng lại, để nguội rồi mới để vào trong ngăn mát tủ lạnh.
Nếu thức ăn còn nóng cho ngay vào tủ lạnh, nơi có nhiệt độ thấp, thức ăn sẽ biến chất, nước trong thức ăn ngưng đọng thành hơi nước, thúc đẩy vi khuẩn có hại sinh trưởng dẫn đến gây ngộ độc thực phẩm .
Khi ăn phải nấu chín lại thức ăn trước khi dùng vì nhiệt độ trong tủ lạnh chỉ có tác dụng hạn chế vi khuẩn phát triển mà không thể tiêu diệt được nó.
1
Việc bảo quản thức ăn thừa ngày Tết hợp lý giúp bạn tránh bị ngộ độc.
3. Đối với thực phẩm đông lạnh
Do tâm lý sợ sau Tết nhiều thực phẩm đắt đỏ, không ít các gia đình tích trữ đông lạnh nhiều các loại thịt, tôm, cá… từ trước Tết nên sau Tết một lượng thức ăn này có thể còn dư thừa. Với thực phẩm đông lạnh, chúng chỉ nên rã đông một lượng thực phẩm vừa đủ ăn, không nên rã đông toàn bộ. Đặc biệt các loại thịt khi rã đông là phải dùng hết không nên đông lạnh lại khiến vi khuẩn xâm nhập.
Việc để đông lạnh thực phẩm nhiều lần là một trong những nguyên nhân làm tăng sự phát triển ở các vi khuẩn có hại cho sức khỏe con người, dễ làm bạn bị ngộ độc thực phẩm hay mắc các chứng bệnh nguy hiểm khác.
Khi chế biến thực phẩm đông lạnh, nên sử dụng thực phẩm được mua trước, sau đó mới tới thực phẩm được mua sau, tránh để thực phẩm đông lạnh quá lâu, nấu ăn sẽ không còn ngon và bổ dưỡng nữa.
4. Đối thực phẩm tươi sống
Rau, hoa quả còn thừa sau ngày Tết đây là loại thực phẩm tươi rất dễ hỏng,nếu muốn bảo quản được lâu, bạn không nên rửa mà nhặt bỏ lá rau sâu, lá dập, phần bị hỏng, cắt bỏ phần rễ để ở nơi thoáng mát. Nếu cho vào tủ lạnh, rửa sạch rau, để ráo nước và cho vào túi xốp buộc kín, cho túi vào ngăn mát tủ lạnh (5 độ C). Đối với trái cây cũng vậy, rửa sạch để ráo, cho vào túi buộc kín trước khi bỏ vào tủ lạnh để bảo quản.
Theo afamily

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.
Minh họa/INT

Xoay chuyển tình thế

Thế giới
GD&TĐ - Ứng viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump đang trên đường đua để trở lại Nhà Trắng trong bối cảnh những cáo buộc pháp lý bủa vây ông.

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Cơ chế đặc thù

GD&TĐ - Luật Giáo dục năm 2019 đặt ra yêu cầu cao hơn đối với trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS.