2 giai đoạn cha mẹ tuyệt đối không nên bồng bế con thường xuyên

GD&TĐ - Làm mẹ, ai cũng muốn bồng bế con thật nhiều. Tuy nhiên có những giai đoạn phát triển của trẻ nếu mẹ bồng bế con nhiều lại vô tình gây hại đến con mà mẹ không biết.

2 giai đoạn cha mẹ tuyệt đối không nên bồng bế con thường xuyên

Có lẽ có không ít ông bố bà mẹ đã từng bị bà nội hoặc bà ngoại nhắc nhở “Đừng có bế suốt thế, cháu nó quen ra đấy!”. Trẻ nhỏ vốn dĩ rất thích được mẹ ôm ấp bế bồng.

Khi được mẹ ôm, các bé sẽ cảm thấy an tâm khi ngửi được mùi hương và hơi ấm của mẹ, cũng như cảm nhận được sự vỗ về thân yêu từ mẹ mình.

Chính vì vậy mà khi trẻ nhỏ nhận thức được rằng mẹ sẽ bế mình ngay khi mình khóc, các bé sẽ khóc để đòi mẹ âu yếm, dỗ dành.

2 giai đoạn cha mẹ tuyệt đối không nên bồng bế con thường xuyên ảnh 1
Nhưng có một sự thật các bà mẹ cần chú ý rằng không phải lúc nào cũng nên bế trẻ và dưới đây là những giai đoạn cần hạn chế. Dưới đây là 2 giai đoạn, các bà mẹ không nên bế con thường xuyên:

Bé dưới 1 tháng tuổi

Đây là giai đoạn rất đặc biệt dành cho cả mẹ và bé khi đứa bé vừa chào đời, người mẹ cũng đón nhận món quà thiêng liêng mà thượng đế đã bạn tặng, cảm giác rất hạnh phúc và luôn muốn bồng bế đứa con nhỏ vào lòng.

Nhưng trong giai đoạn này thì điều đó lại không nên, bởi lúc này cấu trúc xương của trẻ vẫn chưa phát triển ở trạng thái tốt nhất, nếu bế trẻ nhiều và không đúng cách sẽ khiến cấu trúc xương của trẻ bị thay đổi, nó ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ sau này.

Nếu cần cho bé ăn, hãy để bé nằm xuống hoặc nếu bế thì hãy cẩn thận, nhẹ nhàng và hạn chế nhất có thể. Đặc biệt cần đưa ra những lời khuyên cho người thân trong gia đình để họ hiểu được, tránh bế trẻ nhiều và bế không đúng cách trong giai đoạn này.

2 giai đoạn cha mẹ tuyệt đối không nên bồng bế con thường xuyên ảnh 2

Một số lưu ý khi bế trẻ sơ sinh:

– Trẻ mới sinh cần được đỡ chắc ở phần đầu và mông. Khi bế, cơ thể bé cách mặt bạn khoảng 30-45cm.

– Rửa sạch tay, cắt tỉa móng tay gọn gàng, tháo hết trang sức, vì chúng có thể làm bé bị trầy xước.

 – Trong lúc bế, hãy nhìn vào mắt và trò chuyện với bé, nếu bé đang phấn khích với một việc gì đó, hãy để trẻ bình tĩnh trở lại rồi mới bế lên.

– Khi trẻ quấy khóc, đừng bế bé lên một cách vội vàng sẽ làm cho bé giật mình và khóc to hơn.

– Với trẻ 0-2 tháng tuổi, khi cho bé bú, mẹ có thể bọc bé trong khăn để tạo cảm giác yên tâm cho con khi bú mẹ.

– Trong tất cả các trường hợp, khi đặt bé xuống mẹ hãy thực hiện một cách nhẹ nhàng, nếu không sẽ làm trẻ giật mình và hoảng sợ. Dùng cánh tay đỡ phần đầu, cồ và lưng bé, tay còn lại đỡ phần mông rồi đặt bé xuống.

Bé ngoài 9 tháng tuổi

Bé 9 tháng tuổi hiếu động và thích khám phá hơn. Bé biết trườn để di chuyển khắp sàn. Bé thậm chí dùng mông để di chuyển, tập bò và leo trèo khắp nơi. 

Trong độ tuổi này cơ thể của trẻ đã gần như phát triển ổn định, việc bế trẻ không ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc xương cũng như các bộ phận khác. Nhưng nếu bế trẻ nhiều trong giai đoạn này, trẻ sẽ luôn muốn gần mẹ, nũng nịu và trở nên lười biếng.

2 giai đoạn cha mẹ tuyệt đối không nên bồng bế con thường xuyên ảnh 3

Ở độ tuổi này thì đối với bé bình thường đã bắt đầu chập chững đứng, tập đi vì vậy nếu bế trẻ quá nhiều, nó sẽ khiến quá trình phát triển của trẻ bị chậm lại và điều này không tốt cho sự phát triển, gây ra những sự chậm chạp về phát triển thể chất cũng như tâm lý.

Vì vậy, các mẹ hãy hạn chế bế trẻ trong giai đoạn này, dạy bé tập đi sớm để bé có thể phát triển toàn diện nhất có thể.

Đặc biệt, mẹ phải học cách nhìn sự vật xung quanh theo một cách khác đi mỗi khi có bé ở bên. Đôi khi chỉ là những khám phá nho nhỏ cũng có thể làm cho cả nhà vui vẻ và phấn khích.

Theo phunusuckhoe.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Quảng bá di sản

GD&TĐ - Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, đã được hơn 10 năm (6/12/2012).