"Nhà ở làm nhanh, trường học làm chậm"

"Nhà ở làm nhanh, trường học làm chậm"

(GD&TĐ) - Đó là nhận định của ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND TP Hà Nội trong phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 18 HĐND TP Hà Nội khóa XIII diễn ra hôm 16/7. Trong bối cảnh quá tải và thiếu trường học ở khu nội thành và khu đô thị mới, các đại biểu đã thực sự làm nóng hội trường phiên chất vấn.
  
"Nhà ở làm nhanh, trường học làm chậm"
"Nhà ở làm nhanh, trường học làm chậm"
Dư luận thực sự bất ngờ trước giải trình của Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Thị Thanh Hằng, rằng hiện tại có 6 phường thuộc quận Đống Đa và Hai Bà Trưng chưa có trường tiểu học, cá biệt, phường Điện Biên còn chưa có cả trường tiểu học lẫn THCS công lập. Trước tình hình ấy, Hà Nội phải phân tuyến để học sinh vào học ở các trường giáp ranh. Điều làm dư luận hết sức quan tâm rằng trong bối cảnh dân số Hà Nội tăng quá nhanh, học sinh ở những phường không có trường tiểu học, THCS hay mầm non gặp phải rất nhiều khó khăn. Những tưởng thực trạng xây dựng trường sở khu nội thành là bài học nhãn tiền cho Hà Nội nhưng không, trên địa bàn hơn 100 khu đô thị mới, nhiều nơi vẫn chưa có trường mầm non và tiểu học. Cư dân những khu đô thị mới này phải đưa con đi học xa, đến xin học tại các trường ở khu khác gây nên không ít lộn xộn. Và tất cả những chuyện lình xình kiểu ấy lại đổ lên đầu ngành giáo dục. Lẽ ra các phòng giáo dục ở các quận huyện phải có trách nhiệm tư vấn cho công tác quy hoạch hệ thống trường lớp, nhưng trên thực tế họ là những người đứng ngoài cuộc.
Giải thích hiện tượng bất cập này như thế nào? Có rất nhiều nguyên nhân được đưa ra, nào là do chính sách đầu tư thay đổi, nào là Thành phố chưa có những chế tài đủ mạnh để thúc ép chủ đầu tư thực hiện theo quy hoạch. Có không ít chủ đầu tư chỉ nhăm nhăm xây dựng những công trình thuộc diện kinh doanh kiếm lời, còn những công trình thuộc diện phúc lợi xã hội, trong đó có trường học thì dây dưa. Nguyên nhân hết sức đơn giản, đầu tư vào các công trình phúc lợi xã hội còn lâu mới thu được vốn.Theo Báo Hà Nội Mới, trả lời câu hỏi của đại biểu Bùi Thị An rằng bao giờ có kết quả rà soát trường học tại các khu đô thị, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Thị Thanh Hằng trả lời: chưa nắm được cụ thể việc rà soát!? Phó Chủ tịch HĐND TP Lê Quang Nhuệ bức xúc: “Năm 2007 Ủy ban đã hứa rà soát, nay vẫn hứa rà soát. Nếu cứ tinh thần này thì chắc chắn phải 2 năm nữa mới xong”. Việc 2 năm rà soát trường học tại các khu đô thị mà vẫn “chưa lắm rõ” đã phần nào nói lên tất cả. Lâu nay vấn đề quy hoạch đô thị ở Việt Nam thực sự trở thành đề tài gây tranh cãi. Nào là quy hoạch manh mún, không đồng bộ, không có tầm nhìn xa; nhà, đường vừa làm xong đã hỏng...Nhiều ý kiến cho rằng chúng ta chưa có một kiến trúc sư trưởng có tầm để quy hoạch đô thị. Có ý kiến đề nghị phải “tậu” cả kiến trúc sư trưởng nước ngoài về đảm nhiệm công việc hệ trọng này. Tuy nhiên, không ít người cho rằng, cứ cái cơ chế như thế này (lãnh đạo thờ ơ, không đốc thúc, các đơn vị đầu tư chạy theo lợi nhuận, kiến trúc sư chịu nhiều áp lực...) thì khó có thể cải thiện được. Chưa kể đến chuyện nhiều người còn đòi hỏi phải tính cả quy mô tăng dân số trong tương lai gần để có kế hoạch xây dựng trường học cho tương xứng. Đó là chuyện vĩ mô, chuyện của các nhà hoạch định chiến lược. Điều mà dư luận bức xúc nhất, rằng cứ để hiện tượng học sinh ở một số khu đô thị mới phải dài cổ ngóng đợi ngày khai trương trường học thì chúng ta là những người có tội.
                                                                   Thụy Anh

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.
Minh họa/INT

Xoay chuyển tình thế

Thế giới
GD&TĐ - Ứng viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump đang trên đường đua để trở lại Nhà Trắng trong bối cảnh những cáo buộc pháp lý bủa vây ông.

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Cơ chế đặc thù

GD&TĐ - Luật Giáo dục năm 2019 đặt ra yêu cầu cao hơn đối với trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS.