Facebook nên có thêm nút “Cảm thông” bên cạnh nút “Like”

Khi muốn bày tỏ sự thông cảm trước chuyện buồn của bạn bè, nút “Like” của Facebook tỏ ra vô duyên. Đó là lúc bạn cần đến một nút bấm khác như “Sympathy”. 

Facebook nên có thêm nút “Cảm thông” bên cạnh nút “Like”

Facebook không chỉ là nơi cập nhật cuộc sống hàng ngày, những chuyện vui vẻ hay thành tích vừa đạt được, đây còn là nơi thông báo tin buồn cho bạn bè, người thân ở xa một cách nhanh chóng.

Khi gặp phải trường hợp này, chắc hẳn không ít người trong chúng ta muốn viết một câu đại loại như “Rất tiếc khi nghe tin này…” song cũng có nhiều người cảm thấy lời nói lúc này là thừa thãi, còn nút “Like” lại quá vô duyên. Họ muốn dùng cách khác để biểu đạt mình đã biết và thông cảm với gia chủ.

Đây chính là lúc Facebook bộc lộ nhược điểm của mình. Khi ngày một lớn mạnh, mạng xã hội lại không đưa ra các cách thức tinh tế hơn để người dùng tương tác với nội dung của người dùng khác, thay vào đó chỉ có lựa chọn “Like” (thích), chia sẻ hoặc bình luận. Có lẽ, Facebook cần đến một nút khác, đó là “Sympathy” (cảm thông).

Bản thân CEO Facebook Mark Zuckerberg cũng nhận ra vấn đề cần giải quyết. Tháng 12/2014, anh tiết lộ Facebook đang cân nhắc nhiều cách khác nhau để mọi người bày tỏ cảm xúc trên nền tảng.

“Mọi người cảm thấy họ chỉ cần nhấn nút “Like”, và đó là cách quan trọng để chia sẻ với ai đó”, Zuckerberg nói trong mục Hỏi – đáp nội bộ. “Dù vậy, có nhiều lúc bạn muốn nói gì khác nhưng nút “Like” không phù hợp”.

Với Facebook, “Like” không chỉ mang ý nghĩa “thích” nữa. Nó thay cho việc bạn nói mình đã biết về việc gì đó, sự đồng tình hay cảm thông khi bạn bè gặp điều không may.

Cộng đồng người dùng Facebook muốn có một sự thay đổi. Năm 2010, hơn 3 triệu người dùng đăng ký vào fanpage “Dislike Button”, trong khi 1,3 triệu người kêu gọi Facebook bổ sung nút “Dislike”.

Song, hoàn toàn dễ hiểu vì sao Facebook không bao giờ giới thiệu nút “Dislike”. Dù đó là động thái có thể xoa dịu cộng đồng, nó lại không mang đến điều gì tốt đẹp cho doanh nghiệp.

Các công ty dành không ít thời gian và tiền bạc để quảng bá các trang fanpage và nội dung có thể đối mặt với lượng “Dislike” khổng lồ, gây lo ngại cho khách hàng tiềm năng.

Từ góc độ người dùng cá nhân, nút “Dislike” cũng không phải điều tốt cho một nền tảng dựa vào nội dung của người dùng. Nếu nhận được phản ứng tiêu cực cho bài viết của mình, họ có xu hướng ít nói và chia sẻ hơn trong tương lai. Facebook còn phải để mắt tới các trường hợp bắt nạt trên mạng ngày một gia tăng.

Trong hoàn cảnh đó, nút “Sympathy” có thể bắc nhịp cầu giữa “Like” và “Dislike”. Mọi người dùng nhiều mạng xã hội khác nhau vì các lí do khác nhau, nhưng Facebook luôn là điểm đến cuối cùng của một người bình thường để chia sẻ sự kiện quan trọng trong cuộc sống. Chúng ta tìm đến Facebook để chia vui cũng như chia buồn.

Nếu Facebook muốn trưởng thành, nó cần cho người dùng công cụ để biểu đạt đủ mọi trạng thái cảm xúc và ý kiến, không chỉ là “Like”. Với nút “Sympathy”, “Like” sẽ trở về với ý nghĩa gốc của nó là “thích”, và Zuckerberg đến gần hơn với mục tiêu biến Facebook trở thành “sự phản chiếu của các mối quan hệ thực tế”.

“Sympathy” là sự bổ sung hoàn hảo cho những gì Facebook còn thiếu. Nó bày tỏ sự tiếc nuối, nỗi buồn với bất hạnh của ai đó và đồng thời cũng là sự thấu hiểu giữa người với người.

Bấm vào nút “Sympathy” sẽ báo hiệu cho bạn bè Facebook biết rằng bạn đã nhìn thấy bài viết và hiểu bạn đang nghĩ về họ. Không như “Dislike”, rất khó để bạn lạm dụng sự cảm thông. 

Theo ITC News/ Theo Mashable

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Cơ chế đặc thù

GD&TĐ - Luật Giáo dục năm 2019 đặt ra yêu cầu cao hơn đối với trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS.
Minh họa/INT

Truy lùng quốc tế

GD&TĐ - Nga đang triển khai chiến dịch truy lùng ráo riết tại một số nước để bắt các nghi phạm liên quan vụ khủng bố đẫm máu tại Moscow.