Cô Vũ Thị Anh

Cô giáo truyền lửa giúp học sinh yêu môn Lịch sử

GD&TĐ - “Tận tụy với nghề, luôn sáng tạo, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và gần gũi với học sinh”- là nhận xét của đồng nghiệp và học sinh khi nói về cô giáo Vũ Thị Anh, giáo viên môn Lịch sử Trường THPT Ân Thi (Hưng Yên).
Giáo viên và học sinh Trường THCS Quách Xuân Kỳ (Bố Trạch - Quảng Bình)

Chất lượng giáo dục là danh dự của nhà trường

GD&TĐ - Với phương châm “Chất lượng giáo dục là danh dự của nhà trường”, các thế hệ giáo viên và học sinh Trường THCS Quách Xuân Kỳ (Bố Trạch – Quảng Bình) đã không ngừng nỗ lực và rèn luyện, viết tiếp những trang sử giáo dục tiêu biểu trên quê hương Quảng Bình.
Tập thể giảng viên khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.

Tập thể khoa Ngữ văn, trường ĐHSPHN2: Tự tin biến áp lực thành động lực!

GD&TĐ - Khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 là một trong số tập thể tiêu biểu tham dự Đại hội Thi đua yêu nước ngành Giáo dục lần thứ VII năm 2020. Theo PGS.TS Bùi Minh Đức – Trưởng Khoa Ngữ văn, điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của khoa chính là sự kế thừa, tiếp nối, không ngừng học hỏi và đổi mới sáng tạo,…
"Cô gái đam mê văn chương" Hà Thị Thu Trang, học sinh lớp 12 chuyên Văn trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Quảng Trị

Tâm sự của cô bé đam mê văn chương

GD&TĐ - Hà Thị Thu Trang, học sinh lớp 12 chuyên Văn Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Quảng Trị đã lựa chọn cho mình một con đường vào lớp chuyên Văn mặc dù rất nhiều người khuyên Trang nên theo đuổi các môn khối tự nhiên bởi với họ học giỏi tự nhiên thì đồng nghĩa với việc ra đời cơ hội việc làm cao, được mọi người coi trọng; hoặc các môn ngoại ngữ để hội nhập cùng sự phát triển của xã hội…
Cô giáo Phạm Thị Hồng Duyên.

Cô giáo giản dị, gần gũi nhưng cũng rất đặc biệt

GD&TĐ - Đó là điều mà đồng nghiệp, học sinh hay nói về cô giáo Phạm Thị Hồng Duyên (trường THCS Nguyễn Du, huyện Sóc Sơn, Hà Nội)- một trong những gương điển hình tiên tiến tại Đại hội thi đua yêu nước ngành Giáo dục lần thứ VII. “Đặc biệt” bởi không chỉ là một nhà giáo giỏi nghề, tâm huyết, cô Phạm Thị Hồng Duyên còn là một nhà giáo đa tài, thường được mọi người yêu mến gọi là MC duyên dáng, đạo diễn kịch bản chuyên nghiệp, hoa hậu ảnh...
Cô Lê Thị Hòa – người mẹ thứ hai của HS khuyết tật.

Người gieo mầm hạt giống yêu thương

GD&TĐ - Nhiều năm qua, cô Lê Thị Hòa, Trường Tiểu học Đông Sơn (Chương Mỹ, Hà Nội) miệt mài gieo chữ, mang đến ánh sáng tri thức và niềm hy vọng cho những trẻ em bị khuyết tật không thể đến trường. Cô đồng thời thành lập lớp học tình thương tại chùa Hương Lan (gần Trường Tiểu học Đông Sơn), trở thành người mẹ thứ hai của trẻ thiệt thòi.
Cô Huế Anh luôn được học trò yêu quý. Ảnh: NVCC

Cô giáo miền Tây sáng tạo với giờ học ngoại khóa

GD&TĐ - Thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, cô giáo Đặng Thị Huế Anh, giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân Trường THPT Bình Phục Nhứt (Chợ Gạo, Tiền Giang) luôn phấn đấu và rèn luyện để trở thành tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Cô Lê Thị Anh Đào cùng các học trò bên “Shop 0 đồng”.

“Shop 0 đồng” của cô giáo vùng sâu

GD&TĐ - “Shop 0 đồng” của cô Lê Thị Anh Đào, GV Trường THCS Thị trấn Vĩnh Thuận (huyện Vĩnh Thuận, Kiên Giang) đã tiếp sức cho nhiều HS nghèo, hoàn cảnh khó khăn tiếp bước đến trường. Những bộ sách giáo khoa tuy không mới nhưng vẫn thơm mùi giấy, bộ đồng phục cũ được giặt sạch sẽ… với nhiều người chẳng có giá trị là bao nhưng là món quà ý nghĩa với không ít em nhỏ.
Thầy Biên đang dạy các em nhỏ học bơi.

Thầy giáo làng 5 năm dạy bơi miễn phí cho học sinh

GD&TĐ - Thương học sinh vùng quê nghèo, nhiều thiệt thòi, mỗi dịp nghỉ hè, thầy giáo Vi Hồng Biên, giáo viên Trường THCS xã Mai Sao, huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) lại tổ chức dạy bơi miễn phí cho các em ở một đoạn suối thuộc địa bàn thôn Nà Lốc.
Phút thư giãn quý giá của hai mẹ con.

Cô giáo vùng cao với khát vọng làm mẹ

GD&TĐ - Trên bục giảng, cô Liên sợ nhất mỗi khi có tiếng chuông điện thoại reo, đó là cuộc gọi từ đồng nghiệp ở trường bên cạnh. Chẳng tin gì khác ngoài việc báo tin con ốm bất thường. Thế là lại tá hỏa xin đưa con về nhà gấp. Nhớ chồng, thương con, song mỗi lần như thế cô chỉ biết ôm con vào lòng khóc thầm. Cô làm thế bởi muốn chồng luôn vững tay súng bảo vệ bình yên nơi tuyến đầu Tổ quốc…
Học sinh đọc sách tại thư viện thân thiện Trường Tiểu học Tam Thái, huyện Tương Dương, Nghệ An.

Cô giáo cắm bản biến nhà thành thư viện

GD&TĐ - Là huyện miền núi khó khăn bậc nhất Nghệ An, nhưng huyện Tương Dương lại xây dựng được phong trào đọc sách rộng khắp, đến từng xã biên giới, vùng lòng hồ… Thư viện thân thiện không chỉ có trong các nhà trường mà còn được đưa về tận thôn bản và nhà giáo viên cắm bản.
Cô trò thấu hiểu và thân thiện

Thái Nguyên: Cô giáo trẻ truyền cảm hứng tiếng Anh

GD&TĐ - Bằng tâm huyết và những ý tưởng sáng tạo, cô giáo trẻ Ngô Thị Minh (trường Tiểu học Đồng Quang, TP Thái Nguyên) đã giúp học sinh của mình đến với tiếng Anh với một cách đầy say mê cùng những trải nghiệm lý thú.
TS Nguyễn Văn Tuyên, Phó trưởng khoa Toán, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.

Giảng dạy giống như trồng cây non: Chăm sóc đúng đắn mới tạo ra quả ngọt cho đời

GD&TĐ - Xác định nghiên cứu khoa học và giảng dạy là hai nhiệm vụ song hành, quan trọng của giảng viên, TS Nguyễn Văn Tuyên, Phó trưởng khoa Toán, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã hướng dẫn các sinh viên giỏi, tổ chức tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai các kết quả nghiên cứu vào giảng dạy ở bậc Đại học...
Cô giáo Hồ Thị Xuân Đà (thứ 2 từ phải sang) tại một sự kiện giao lưu về sách.

Cô giáo mầm non viết sách cho tuổi mới lớn

GD&TĐ - Yêu thích văn chương từ nhỏ nhưng vì lý do gia đình, cô Hồ Thị Xuân Đà theo nghiệp giáo viên mầm non. Mặc dù, công việc bận bịu nhưng cô luôn dành thời gian cho việc viết lách, đặc biệt là các tác phẩm dành cho tuổi mới lớn.
Sau 2 tuần, các em học sinh ở Phá Kháo đã hòa nhập được với việc học tập ở trường chính.

Hành trình rời bản đi học của 8 đứa trẻ Phá Kháo

GD&TĐ - Năm học 2020 – 2021, lần đầu tiên Trường Tiểu học Mai Sơn (huyện Tương Dương, Nghệ An) đưa 8 học sinh người Mông ở bản Phá Kháo xuống điểm chính ở nội trú. Rời bản, xa nhà, xa bố mẹ và ở lại đi học, là trải nghiệm lạ lẫm đối với những đứa trẻ người Mông vốn rụt rè, chưa giao tiếp nhiều với thế giới bên ngoài.