Đừng “vẽ” quy định làm khó người dân

GD&TĐ - Từ 1.3, Thông tư 52/2017 của Bộ Y tế quy định về kê đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú chính thức có hiệu lực thi hành. Tại khoản 3, điều 6 quy định: Đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi (6 tuổi) thì phải ghi số tháng tuổi, ghi tên và số chứng minh nhân dân (CMND) hoặc số căn cước công dân của bố hoặc mẹ, người giám hộ của trẻ trên toa thuốc.

Ảnh minh họa, theo Chinhphu.vn
Ảnh minh họa, theo Chinhphu.vn

Thông tin trên nhận được nhiều phản ánh trái chiều của người dân, nhưng đa số đều cho rằng quy định trên sẽ gây ra nhiều phiền hà không đáng có trong việc khám chữa bệnh cho trẻ, cần thiết phải xem xét sửa đổi lại quy định này.

Thứ nhất, trẻ em dưới 6 tuổi đều được cấp thẻ bảo hiểm y tế, nội dung đã thể hiện đầy đủ các thông tin chi tiết, bao gồm các thông tin về tên người con, người mẹ và địa chỉ. Do đó, trên toa thuốc chỉ cần thể hiện các thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế là đầy đủ. Hoặc trong thường hợp trẻ dưới 72 tháng tuổi chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế thì Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của trẻ cũng có đầy đủ các thông tin về người thân của trẻ.

Thứ hai, quy định phải ghi số CMND hoặc số căn cước công dân của bố hoặc mẹ, người giám hộ của trẻ trên toa thuốc nhưng trong trường hợp bố hoặc mẹ, người giám hộ không có CMND hoặc căn cước công dân thì giải quyết như thế nào? Nếu người đưa trẻ dưới 72 tháng tuổi nhưng không phải bố hoặc mẹ hoặc không phải là người giám hộ thì trên toa thuốc đó có ghi số CMND hoặc số căn cước công dân của người này hay không?

Thứ ba, các thông tin trên toa thuốc chỉ cần thể hiện các kết quả chẩn đoán và điều trị là quan trọng nhất, bác sĩ có trách nhiệm kê toa thuốc và chịu trách nhiệm về toa thuốc này, các thông tin khác hầu như không có tác dụng.

Thứ tư, việc khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 72 tháng tuổi là việc làm thường xuyên do các em hay đau ốm. Khi đưa trẻ đi khám chữa bệnh không phải lúc nào bố hoặc mẹ, người giám hộ phải mang theo giấy tờ tùy thân, trong trường hợp không mang theo, thì bố hoặc mẹ, người giám hộ tự đọc số CMND hoặc số căn cước công dân có thể không chính xác, ảnh hưởng đến việc tra cứu nhân thân của người bệnh.

Nếu không có CMND hoặc căn cước công dân thì bác sĩ liệu có dám từ chối việc khám và kê toa thuốc cho bệnh nhân hay không?

 Vì vậy, việc ghi số CMND hoặc số căn cước công dân của bố hoặc mẹ, người giám hộ của trẻ trên toa thuốc là không cần thiết, gây phiền hà không chỉ cho bác sĩ và người nhà bệnh nhân; ảnh hưởng đến quy trình khám chữa bệnh, do đó, Bộ Y tế cần thiết phải xem xét lại quy định này để tạo điều kiện cho người dân.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Giải pháp căn cơ

GD&TĐ - Giải pháp căn cơ vẫn là ưu tiên quỹ đất cho trường học, xây thêm trường...
Ông Trần Quí Thanh lãnh 8 năm tù.

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

GD&TĐ - Sáng 25/4, TAND TPHCM tuyên phạt 8 năm tù đối với bị cáo Trần Quí Thanh (Chủ tịch Tân Hiệp Phát) về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".