Dùng kháng sinh bừa bãi, 3 giây siêu vi khuẩn sẽ giết 1 người

Nếu con người không hành động nhanh thì đến năm 2050 cứ 3 giây sẽ có một người bị siêu vi khuẩn giết chết, đài BBC (Anh) hôm 19-5 đưa tin.

Dùng kháng sinh bừa bãi, 3 giây siêu vi khuẩn sẽ giết 1 người

Theo báo cáo Tổng quan về Sự kháng thuốc chống vi trùng công bố cùng ngày, kể từ giữa năm 2014 đến nay, đã có hơn 1 triệu người mất mạng do những căn bệnh truyền nhiễm liên quan đến siêu vi khuẩn kháng kháng sinh . Các bác sĩ đã phát hiện một hiện tượng cực kỳ đáng ngại, đó là những loại vi khuẩn mới có khả năng kháng colistin – một loại kháng sinh polymyxin vốn được dùng điều trị các bệnh hiểm nghèo . Phát hiện này đã làm dấy lên lo ngại rằng thế giới đang phải đối mặt với “kỷ nguyên hậu kháng sinh”.

Con người hiện đang thất thế trong cuộc chiến chống lại những siêu vi khuẩn kháng thuốc mà từ lâu được miêu tả như “một mối nguy hiểm chẳng kém chủ nghĩa khủng bố”. Vấn đề nằm ở chỗ chúng ta không kịp phát minh ra những loại thuốc kháng sinh mới trong khi đó lại đang lãng phí những loại thuốc kháng sinh đang có.

 Số người thiệt mạng mỗi năm ở các châu lục do siêu vi khuẩn kháng kháng sinh năm 2050. Ảnh The Review on Antimicrobial Resistance

Số người thiệt mạng mỗi năm ở các châu lục do siêu vi khuẩn kháng kháng sinh năm 2050. Ảnh The Review on Antimicrobial Resistance

Theo dự kiến, tình hình sẽ tiếp tục trở nên tồi tệ hơn và đến năm 2050, mỗi năm sẽ có khoảng 10 triệu người thiệt mạng do siêu vi khuẩn kháng kháng sinh. Những vấn đến liên quan đến siêu vi khuẩn kháng thuốc dự kiến sẽ “ngốn” 100 ngàn tỉ USD. Số tiền trên có thể được chi trả bằng việc cắt giảm ngân sách y tế của các nước hoặc thông qua việc tăng thuế đối với các công ty dược phẩm không đầu tư vào nghiên cứu thuốc kháng sinh.

Hiện các quốc gia trên toàn thế giới đang nỗ lực lập ra một kế hoạch ngăn chặn ngành y thế gới “trở lại thời kì u ám”, theo ước tính kế hoạch này sẽ ngốn hàng tỉ USD.

Một cuộc cách mạng trong cách sử dụng kháng sinh cùng chiến dịch giáo dục người dùng cũng đã được đề xuất trong bản báo cáo trên.

“Chúng ta phải cảnh baóo tình hình cho toàn thế giới bằng nhiều cách thức khác nhau. Chúng ta phải giải thích cho mọi người hiểu rằng vì sao chúng ta phải ngưng việc sử dụng kháng sinh bừa bãi.” – Ông Lord Jim O"Neill, nhà kinh tế đứng đầu báo cáo trả lời BBC.

Theo ông Lord Jim O"Neill, nếu không giải quyết được vấn đề trên, loài người sẽ bước vào thời kỳ u ám. “Sẽ có rất nhiều người mất mạng.” – ông cảnh báo.

Theo nld.com.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.