Dùng cách này 3-4 lần mỗi ngày, bạn "đánh bay" nhiệt miệng khỏi cần thuốc

Chỉ cần dùng mật ong thấm vào vết loét miệng từ 3-4 lần mỗi ngày, bạn sẽ sớm khỏi nhiệt miệng.

Dùng cách này 3-4 lần mỗi ngày, bạn "đánh bay" nhiệt miệng khỏi cần thuốc

Nhiệt miệng là nỗi khó chịu của nhiều người. Nhiệt miệng có thể xuất phát tự nhiên hoặc có những khi do cắn phải miệng trong khi nhai cũng dẫn đến điều này.

Anh Tuấn hiện là nhân viên kinh doanh thường xuyên phải tham gia các cuộc nhậu nhẹt với đối tác. Có những tuần anh phải đi nhậu 3-4 lần, số lần ăn cơm ở nhà chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mặc dù đã chú ý bổ sung thêm rau xanh, trái cây. Tuy nhiên, anh Tuấn vẫn bị nóng gan và cơ thể thường xuyên cảm thấy nóng.

Dung cach nay 3-4 lan moi ngay, ban

Những đợt cuối năm, thường xuyên phải tham gia các tiệc tổng kết, nhậu nhẹt, anh Tuấn thường bị nhiệt miệng, đau đớn, khó chịu. "Khổ nhất là mỗi khi ăn nước mắm, hay đồ nóng, đồ cay. Phần loét do nhiệt miệng đau rát ê ẩm. Mỗi lần bị nhiệt miệng tôi lại phải ra hiệu thuốc để mua kháng sinh điều trị hoặc uống vitamin C. Tuy nhiên, quá trình này cũng mất tới vài ba ngày", anh Tuấn cho biết.

Còn chị Lan (Nghệ An) thường xuyên khổ sở với nhiệt miệng nhất là vào mùa hè nóng nực. Khi ăn vội vàng, chị Lan còn bị cắn phải miệng gây chảy máu. Tuy nhiên, đó chỉ là mới bắt đầu, những ngày sau đó, vết cắn sẽ đau đớn khiến chị Lan khó ăn uống.

"Vết cắn sẽ khiến cho tôi đau rát. Phần trong vết loét sẽ có màu trắng như mưng mủ. Chỉ cần ăn một chút nước mắm, đồ cay, đồ ăn nóng cảm thấy rát kinh khủng. Chưa kể là sau khi ngủ dậy những cơn đau rát càng nhiều hơn do trải qua một đêm dài mất cảm giác", chị Lan cho biết.

Chữa nhiệt miệng đơn giản bằng mật ong

Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ đa khoa Văn Giàu cho hay, nhiệt miệng là điều dễ gặp trong cuộc sống. Có những người phải trải qua 3-4 lần nhiệt miệng một năm hoặc nhiều hơn. "Nguyên nhân có nhiều có thể do tác động của vi khuẩn, vi rút hay do thành phần nào đó trong đồ ăn hay ăn thiếu axit folic hoặc ăn quá nhiều đồ ăn cay, nóng, cơ thể bị nóng trong", bác sĩ Giàu nói.

Theo bác sĩ Giàu, thực tế cho thấy, nhiệt miệng không gây hại cho sức khỏe hay nguy hiểm tính mạng. Tuy nhiên, nó lại cản trở việc ăn uống làm cho quá trình ăn uống trở nên khó khăn hơn. "Khi bị nhiệt miệng, cảm giác ăn uống không ngon, mệt mỏi. Do sợ vết đau rát nên phải cố gắng nhai một bên hoặc vùng miệng không bị đau khiến người đó gặp rất nhiều bất tiện", bác sĩ nói.

Trong khi nhiều người cố gắng bổ sung thuốc để tránh được đau rát thì có nguyên liệu mật ong dễ kiếm hoàn toàn có thể giúp bạn chữa nhiệt miệng đơn giản. "Để chữa nhiệt miệng với mật ong, có thể dùng tăm bông chấm vào mật ong rồi chấm vào vị trí bị nhiệt miệng. Bạn kiên trì làm ngày 3-4 lần như vậy vết đau sẽ giảm dần", bác sĩ nói.

Tuy nhiên, trước khi thấm mật ong vào vết loét, phải uống nước. Bởi nếu uống nước sau khi chấm có thể khiến cho mật ong bị trôi hết. Đặc biệt quan trọng nhất là thấm mật ong vào vết loét trước khi đi ngủ.

"Sở dĩ mật ong có tác dụng cao trong chữa nhiệt miệng. Do mật ong chứa chất sát trùng, diệt khuẩn. Mật ong là nguyên liệu lành tính, có tác dụng với cơ thể", bác sĩ nói.

Để phòng nhiệt miệng cần chú ý, tránh ăn các đồ ăn quá nóng, quá cay thường xuyên. Mặt khác, bổ sung thêm rau, củ, quả, thực phẩm giàu chất xơ.

Đặc biệt phải uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Khi có dấu hiệu nhiệt miệng nên tránh tuyệt đối ăn cơm quá nóng, đồ ăn có nhiều ớt cay và thường xuyên vệ sinh răng miệng cẩn thận để ngăn chặn vi khuẩn phát triển trong khoang miệng.

Theo Em Đẹp

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ