Đức đề xuất chế tạo các tên lửa có khả năng chống lại Nga

GD&TĐ - Để đối phó với việc Nga rút khỏi Hiệp ước INF, Đức đề xuất tạo ra các tên lửa có thể tấn công vào các bộ chỉ huy chiến lược của Nga, nhờ đó bảo vệ NATO trước những mối đe dọa từ Moscow.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Đại diện nhóm chuyên gia của Hiệp hội Chính sách đối ngoại Đức, ông Christian Melling trong một cuộc phỏng vấn đã nói rằng, châu Âu rất có thể sẽ trở thành nạn nhân của các tên lửa Nga.

Điều này nghĩa là, các quốc gia NATO cần phải cải thiện các hệ thống phòng không để có thể vô hiệu hóa các tên lửa của Nga, đồng thời, cần phải nghiên cứu, tạo ra các tên lửa có thể tấn công các trung tâm chỉ huy của Nga.

Những tuyên bố như vậy từ một quốc gia thành viên NATO đã gây ra những lo ngại nghiệm trọng. Rất có thể, châu Âu sẽ triển khai các tên lửa tầm ngắn và tầm trung trên lãnh thổ của mình.

Trong trường hợp như vậy, Nga sẽ thực hiện các biện pháp triệt để hơn, tăng cường đáng kể sự hiện diện quân sự ở biên giới phía tây, cũng như sử dụng số lượng lớn hơn các tên lửa tầm trung và tầm ngắn mà trước đó bị hạn chế bởi Hiệp ước INF.

Theo các nhà phân tích, việc NATO đưa ra các phương án tấn công phủ đầu Nga sẽ khiến căng thẳng giữa Nga và phương Tây leo thang nhanh chóng trong thời gian tới. Vẫn có thể hy vọng rằng châu Âu sẽ từ bỏ các bước đi chống lại Nga, vì nếu các cuộc đối đầu xảy ra, hậu quả sẽ rất khó lường.

Theo Avia.pro

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Hủ tục nên bỏ

GD&TĐ - Lễ hội đâm trâu của người Ca Dong là một tập tục có từ ngàn xưa của những bộ tộc tựa lưng vào dãy Trường Sơn...