Đức chần chừ không chuyển tên lửa triệu đô TAURUS cho Kiev

GD&TĐ - Đức gặp khó khăn với việc chuyển giao cho Ukraine loại tên lửa hành trình phóng từ trên không TAURUS, có giá hơn 1 triệu dollars mỗi quả.

Đức chưa chuyển tên lửa không đối đất TAURUS KEPD 350 cho Ukraine
Đức chưa chuyển tên lửa không đối đất TAURUS KEPD 350 cho Ukraine

Nhà báo quốc tế Iran Khayal Muazzin trong khi đề cập đến loại tên lửa hành trình mới phóng từ trên không của Iran đã đề cập đến thực trạng hai quốc gia NATO là Đức và Anh cung cấp tên lửa TAURUS KEPD 350 và Storm Shadow cho Lực lượng Vũ trang Ukraine.

Vào ngày 10/8, ông Khayal Muazzin đã thu hút sự chú ý khi đăng một thông điệp trên kênh Telegram của mình về việc trước khi bắt đầu cuộc phản công, Ukraine đã yêu cầu từ Đức các tên lửa hành trình không đối đất tầm xa TAURUS KEPD 350/150, nhưng Berlin vẫn chưa đồng ý chuyển đạn dược cho Kiev, vốn trị giá tới hơn 1 triệu USD mỗi quả.

Nhà báo Iran lưu ý rằng, TAURUS thuộc hệ thống vũ khí tự động chia sẻ thông tin mục tiêu, phân phối các mục tiêu thống nhất, có thể tiêu diệt mục tiêu bằng động năng xuyên phá, có tầm bắn xa hơn 500km.

Ông còn cho biết thêm, trước đây Quân đội Đức (Bundeswehr) đã từng có trong kho tới hơn 600 quả tên lửa không đối đất loại này với nhiều biến thể khác nhau, được sản xuất và tích lũy trong nhiều thập kỷ qua, nhưng họ cũng đã sử dụng một số lượng tên lửa chưa xác định.

Tuy nhiên, theo tiết lộ của một số quan chức quân đội Đức trong thời gian gần đây, hiện Bundeswehr chỉ còn khoảng 150 quả tên lửa loại này còn đang hoạt động tốt.

Bên cạnh đó, kho dự trữ tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh và SCALP-EG của Pháp cũng đã bắt đầu giảm, sau khi họ cung cấp cho Ukraine trong thời gian qua. Theo nguồn tin này, số lượng tên lửa của Anh và Pháp ước tính chỉ còn mức dưới 100 đơn vị trong tương lai gần.

Anh và Pháp cũng có rất ít tên lửa Storm Shadow và SCALP-EG
Anh và Pháp cũng có rất ít tên lửa Storm Shadow và SCALP-EG

Vị chuyên gia Iran cho biết, một trong những lý do khiến Pháp từ chối can thiệp vào Niger là do khó khăn về đạn dược.

Việc mở một mặt trận mới có thể trở thành một cuộc khủng hoảng an ninh thực sự đối với Paris.

Theo ông, trong vòng 5 tháng cung cấp đạn dược cho Ukraine, người Pháp đã phung phí 5 năm sản xuất chúng.

Lưu ý rằng Không quân Tây Ban Nha cũng có một số tên lửa hành trình TAURUS và họ đã tích hợp chúng với hệ thống vũ khí của máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon.

Iran trong bước phát triển mới gần đây đã giới thiệu tên lửa hành trình siêu thanh Ya Ali với tầm bay 700 km và đầu đạn nặng 200 kg, có thể được phóng cả từ mặt đất và từ tàu sân bay.

Ông Khayal Muazzin nhấn mạnh, tất cả những điều này có thể buộc Nga phải suy nghĩ về việc đưa ra các quyết định mới nhằm duy trì chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, mà trong đó, việc tập trung phá hủy các tên lửa đắt đỏ của phương Tây có thể khiến Ukraine và các quốc gia NATO nhụt chí.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ