Đức: Bệnh viện đại học tham gia chống dịch

Đức: Bệnh viện đại học tham gia chống dịch

Sáng kiến ủng hộ nỗ lực của các trường ĐH trên toàn quốc nhằm đẩy mạnh nghiên cứu về Covid-19 được đề xuất bởi ông Heyo K Kroemer - Chủ tịch hội đồng Charite và Christian Drosten - Giám đốc Khoa virus học Charite.

Hiện tại, Charite - Trường ĐH Berlin là nơi có hơn 4.000 nhà khoa học và bác sĩ tham gia nghiên cứu trong tất cả các lĩnh vực y tế. Tổ chức này là kết quả của sự hợp nhất giữa các cơ sở nghiên cứu lâm sàng do Trường ĐH Humboldt của Berlin và Trường ĐH Tự do Berlin điều hành.

Bộ trưởng Bộ GD và Nghiên cứu Liên bang Đức - bà Anja Karliczek cho biết, Bộ này sẽ cung cấp tổng cộng 150 triệu euro (165 triệu USD) cho sáng kiến mới đây. Đồng thời, bà Karliczek cũng bày tỏ niềm tin rằng, mạng lưới nghiên cứu mới có thể đóng vai trò lớn trong việc đối phó với đại dịch.

“Sáng kiến này là duy nhất, khi xã hội chúng ta đang phải trải qua một tình huống đặc biệt. Chúng tôi cần những ý tưởng và khái niệm tốt nhất, nhằm bảo đảm việc vừa điều trị tối ưu cho bệnh nhân và vừa bảo vệ sức khỏe của nhân viên y tế”, nữ Bộ trưởng cho hay.

Đối với mạng lưới mới được điều phối bởi phòng khám Charite, kế hoạch hành động cũng như chẩn đoán và chiến lược điều trị tốt nhất do các phòng khám tại bệnh viện ĐH Đức gửi, sẽ được tập hợp và đánh giá với mục tiêu học hỏi lẫn nhau.

Tại mạng lưới nghiên cứu mới, dữ liệu từ bệnh nhân nhiễm Covid-19 có thể được thiết lập một cách có hệ thống tại tất cả phòng khám bệnh viện ĐH và tập trung trong một ngân hàng dữ liệu. Nhờ đó, hồ sơ y tế và chi tiết luôn có sẵn để phục vụ cho các chiến lược tiếp theo.

Ngoài ra, dữ liệu này cũng có thể được cung cấp cho các nhà khoa học không làm việc trong nghiên cứu y tế nhưng hỗ trợ các bác sĩ. Theo các chuyên gia, những thông tin như vậy có thể mang lại hiểu biết có giá trị trong việc điều trị bệnh nhân, khống chế đại dịch và phát triển vắcxin cũng như phương pháp điều trị.

Bà Karliczek cho biết, chính phủ liên bang cũng sẽ tích cực tham gia vào lực lượng đặc nhiệm quốc gia - tổ chức được thành lập nhằm phối hợp các biện pháp chính trị và bệnh viện ĐH, cũng như tích hợp công việc của các mạng khoa học khác. Đây là lần đầu tiên tất cả kế hoạch hành động, chẩn đoán và chiến lược điều trị của các bệnh viện ĐH và các tác nhân khác trong hệ thống y tế được tập hợp lại trong bối cảnh khủng hoảng do đại dịch.

“Tôi tin chắc rằng, dự án khoa học độc đáo cùng với sự tập trung chuyên môn này sẽ khiến chúng ta có một bước tiến lớn trong việc điều trị và hiểu về Covid-19”, bà Karliczek nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, cách tiếp cận này sẽ cho phép các phương pháp cải tiến như giải pháp y tế từ xa cho bệnh nhân Covid-19 được áp dụng nhanh chóng trên quy mô rộng rãi, một khi chúng được thử nghiệm thành công.

Trong khi đó, các nhà nghiên cứu có thể duy trì ghi chép và phân tích tiêu chuẩn hóa các phương pháp điều trị trên cơ sở những lựa chọn trị liệu có thể được phát triển, ví dụ như đối với một số nhóm bệnh nhân có “tình trạng tồn tại từ trước” - tình trạng y tế bắt đầu trước khi lợi ích sức khỏe của một người có hiệu lực.

Theo một số chuyên gia, phương pháp này dẫn đến các cấu trúc và quy trình được thiết lập tại các phòng khám sẽ bảo đảm việc chăm sóc tối ưu cho bệnh nhân nhiễm Covid-19. Ngoài ra, các phòng khám bệnh viện ĐH và các tổ chức y khoa khác có thể hành động một cách nhanh chóng, bảo đảm chất lượng và hiệu quả.

Theo University World News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba

Kiev khẳng định không có Kế hoạch B

GD&TĐ - Ngoại trưởng Ukraine cho biết, Kiev không có kế hoạch B cho cuộc xung đột với Nga nếu Quốc hội Mỹ từ chối phê duyệt thêm viện trợ quân sự cho nước này.
Giáo viên Trường Tiểu học Lê Đình Chinh với sáng kiến tổ chức cho học sinh viết thư “điều con muốn nói” gửi đến ba, mẹ trong buổi họp sơ kết học kỳ I năm học 2023 - 2024. Ảnh: PV

Chống 'sốc' cho giáo viên trẻ

GD&TĐ - Không chỉ gặp khó khăn về phương pháp sư phạm, nhiều giáo viên trẻ còn hạn chế trong kỹ năng quản lý lớp học, tương tác với phụ huynh, học sinh…