Đưa kỹ thuật cao về bệnh viện tuyến dưới

GD&TĐ - Chọc ối là một trong những biện pháp được bác sĩ sản khoa chỉ định với sản phụ nhằm xác minh chính xác nguy cơ mắc bệnh bẩm sinh của thai nhi. Kỹ thuật này được thực hiện khi các xét nghiệm trước đó cho kết quả nghi ngờ thai nhi mắc dị tật.

Đưa kỹ thuật cao về bệnh viện tuyến dưới

Đây là kỹ thuật khó, đòi hỏi trình độ của bác sĩ lẫn trang thiết bị, vấn đề vô khuẩn. Lâu nay, kỹ thuật này được áp dụng tại bệnh viện tuyến cuối. Tuy nhiên, với sự phát triển về cơ sở hạ tầng, gần đây nhiều kỹ thuật khó được chuyển giao về y tế cơ sở.

Tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Hưng Yên, mới đây được bác sĩ của Học viện Quân y hướng dẫn kỹ thuật chọc ối, với sự trợ giúp của máy siêu âm, bác sĩ sẽ dùng kim mềm chọc hút lấy 10-15ml dịch ối làm xét nghiệm. Do nước ối chứa tế bào nên kết quả xét nghiệm di truyền từ mẫu dịch ối thu được có thể giúp thầy thuốc và cha mẹ thai nhi xác định chắc chắn thai có bị các rối loạn về nhiễm sắc thể hay không (Hội chứng Down, Patau, Edward và bất thường bẩm sinh khác…). Từ đó, đưa ra quyết định tiếp tục giữ thai hay chấm dứt thai kỳ sớm, nhằm giảm ảnh hưởng tới sức khỏe bà mẹ, giảm thiểu gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Như vậy, ngoài phương pháp sàng lọc trước sinh như siêu âm 2D, siêu âm 4D theo dõi hình thái thai nhi, Double test, Triptest, các bệnh viện tuyến dưới có thể thực hiện kỹ thuật chọc ối, giúp thai phụ mang thai khi trên 35 tuổi, gia đình có tiền sử người mắc bệnh… yên tâm với sự phát triển của thai nhi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ