Đưa chủ đề “nóng” vào đề Văn: Cẩn trọng tránh “tai nạn” nghề nghiệp

GD&TĐ - Việc đưa các vấn đề thời sự “nóng” vào trong đề văn nghị luận xã hội đã trở thành một xu hướng rõ nét của các giáo viên khi ra đề thi môn Văn hiện nay.

Đưa chủ đề “nóng” vào đề Văn: Cẩn trọng tránh “tai nạn” nghề nghiệp

Không còn ám ảnh văn mẫu

Một xu hướng ra đề văn nghị luận xã hội rất được quan tâm chú ý của dư luận gần đây là đưa các vấn đề thời sự “nóng” vào trong đề Văn. Cách này được nhiều giáo viên phổ thông áp dụng và thực sự đã trở thành một làn gió mới thổi vào “căn phòng dạy - học văn” vốn đã bị kêu ca là nhiều ngột ngạt và nhàm chán.

ThS Nguyễn Thị Thu Thủy - giảng viên Trường ĐH Lao động Xã hội (cơ sở TP HCM) cho rằng, xu hướng này làm cho môn Ngữ văn bớt nhàm chán, đưa nó đi đúng với quỹ đạo và bản chất của môn học: Văn học gắn với cuộc sống.

Bên cạnh đó, giới trẻ được tham gia bình luận, bàn bạc và đưa ra ý kiến của mình về các vấn đề thời sự cũng như các vấn đề mang tính thời đại như nhân cách, thái độ sống, văn hóa giao thông hay ý thức dân tộc.

Những vấn đề trước đây có thể xem là nhạy cảm thì nay được quan tâm một cách công khai, rộng rãi với một tinh thần dân chủ cao. Từ đó giới trẻ sẽ hiểu đúng và hành động đúng.

Dạng đề mở này là “môi trường” lý tưởng cho học sinh thõa mãn sự sáng tạo; là nơi các em có dịp cụ thể hóa các kiến thức về văn học, văn hóa, lịch sử. mà mình đã tích lũy được.

Và điều quan trọng hơn, mỗi bài viết thực sự là một tác phẩm của chính các em. Đó là sản phẩm của trí tuệ và sự sáng tạo đích thực. Đây cũng chính là chức năng giáo dục, định hướng của văn học rất cần được phát huy.

Cũng theo ThS Nguyễn Thị Thu Thủy, với việc đưa các vấn đề thời sự “nóng” vào trong đề văn nghị luận xã hội, giáo viên có điều kiện nắm bắt chính xác hơn về các năng lực của học sinh như

Đưa các vấn đề thời sự “nóng” vào trong đề Văn, sẽ không còn những ám ảnh văn mẫu; không có hiện tượng sao chép, mớm cảm xúc mà ngược lại có thể phát huy tối đa cá tính sáng tạo của học sinh; học sinh được tự do bộc lộ quan điểm, thái độ và cả nhận thức, vốn hiểu biết của mình.

đọc hiểu, khả năng sử dụng ngôn ngữ, kĩ năng tạo lập văn bản và đặc biệt là thái độ tình cảm của các em trước những vấn đề của cuộc sống xã hội.

Từ đó, giáo viên có thể điều chỉnh cách thức dạy học cũng như có kế hoạch hoàn thiện, bổ sung những thiếu sót, điểm yếu của học sinh, đồng thời khích lệ các em phát huy tốt những điểm mạnh của chính mình.

Đây cũng là vấn đề thuộc về đặc trưng cơ bản của văn nghị luận. Trong dạy học môn Văn, việc rèn luyện các kỹ năng để giúp học sinh biết cảm nhận cuộc sống ở một mức tốt hơn, từ đó tự lựa chọn cho mình một cách sống tốt hơn là vấn đề cần hướng đến.

Mục đích của một đề thi, xét cho cùng là để kiểm tra và đánh giá trình độ và năng lực học sinh. Như chúng ta đã biết, kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng có tính then chốt của quá trình dạy học. Ở đây cần nói thêm về mối quan hệ giữa cách ra đề thi và dạy - học.

Có thể, nói ra đề thi như thế nào sẽ quyết định cách dạy và cách học như thế ấy. Đưa các vấn đề thời sự “nóng” vào trong đề Văn như đã nói ở trên không chỉ hấp dẫn người học; đảm bảo nguyên tắc rèn luyện toàn diện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và xúc cảm thẩm mĩ trong dạy học môn Văn mà còn là một xu hướng đúng đắn, cần được phát huy, nhân rộng. Đó cũng là xu thế ra đề thi Văn trong các kỳ thi tốt nghiệp phổ thông và đại học hiện nay.

Có thể khẳng định, những tác dụng tích cực của việc đưa các vấn đề thời sự “nóng” vào trong đề Văn là không cần bàn cãi. Tuy nhiên, cách thức như thế nào để tránh được những hệ lụy, thậm chí là phản tác dụng thì cần phải cân nhắc, lưu ý.

Thận trọng tránh “tai nạn nghề nghiệp”

Đồng tình với những lợi ích của việc đưa những vấn đề thời sự nóng bỏng vào đề văn nghị luận, nhưng TS Trần Minh Hường – giảng viên Trường ĐH Lao động Xã hội (cơ sở TP HCM) lưu ý, đề thi cần được cân nhắc kỹ lưỡng cho phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi cũng như tính chất “văn học trong nhà trường” và cũng để tránh đi những “tai nạn nghề nghiệp” đáng tiếc.

Vị giảng viên này dẫn ví dụ: Cũng là những vấn đề “nóng” như sự việc người dân “hôi bia” ở Đồng Nai khi đưa vào đề thi thì cho kết quả rất tích cực, ngược lại việc “Bà Tưng, Ngọc Trinh” được đưa vào đề thi lại bị kiểm điểm.

Về nguyên tắc, đề thi nói trên không có gì sai về thể loại cũng như

Đề thi cần được cân nhắc kỹ lưỡng cho phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi cũng như tính chất “văn học trong nhà trường” và cũng để tránh đi những “tai nạn nghề nghiệp” đáng tiếc.

cách thức ra đề (nghị luận về một hiện tượng đời sống xã hội, mà hiện tượng xã hội thì có cái tốt, cái xấu, học sinh có thể bàn luận, khen chê). Vấn đề đặt ra ở đây là hiện tượng đời sống đó như thế nào (về mặt thẩm mỹ và ảnh hưởng xã hội)?

Thận trọng trong việc lựa chọn các vấn đề thời sự “nóng” không có nghĩa là làm mất đi sự sáng tạo của người ra đề và học sinh cũng là cách lựa chọn phù hợp hơn với chức năng giáo dục và chức năng thẫm mỹ của văn học.

TS Trần Minh Hường cũng lưu ý: Giáo viên ra đề cần thận trọng hơn trong việc lựa chọn các vấn đề “hot”, đặc biệt là hết sức thận trọng đối với yêu cầu của đề ra.

“Phỏng vấn qua điện thoại và email hơn 20 cán bộ phụ trách chuyên môn, giáo viên, chuyên viên chúng tôi nhận được những dấu hiệu rất tích cực, ủng hộ xu hướng ra đề này. Song vẫn còn một số ý kiến băn khoăn về việc xác định yêu cầu của đề ra với chủ đề “Tiến bộ xã hội và ước mơ đại gia của cô gái trẻ” trong đề thi ở Hải Phòng vừa nói ở trên.

Thầy Phan Bá Kiên, Hiệu phó phụ trách chuyên môn trường THPT Xuân Thọ (Đồng Nai) băn khoăn: “Từ tiến bộ xã hội rất dễ gây hiểu nhầm cho học sinh bàn luận theo hướng tích cực, vì mặt bằng của học sinh ở các vùng miền là không giống nhau” - TS Trần Minh Hường cho biết.

Để có một đề văn nghị luận xã hội hấp dẫn

TS Trần Minh Hường và ThS Nguyễn Thị Thu Thủy đều cho rằng, để có một đề văn nghị luận xã hội hay, hấp dẫn, người ra đề cần quan tâm đến tính chất của vấn đề được nêu cũng như tính vừa sức đối với từng khối, lớp.

Một đề Văn hay không hẳn là một đề Văn quá khó đối với học sinh, mà đó là một đề văn huy động được nhiều đơn vị kiến thức tổng hợp, nhằm phát huy tối đa năng lực của các em

Tránh những đề ra trừu tượng, thiếu tính thực tiễn cũng như nặng về lý luận như: Anh/ Chị hãy bình luận ca từ sau đây trong một bản nhạc của Trịnh Công Sơn:“Sống trên đời cần có một tấm lòng/Để làm gì em biết không?”.

“Chúng ta biết rằng, nhạc Trịnh Công Sơn không phải là dòng nhạc dành cho mọi người. Giới trẻ ngày nay càng khó tiếp cận và ít hát dòng nhạc này. Muốn hiểu hết ý nghĩa của hai câu ca từ trên cần am hiểu về nhạc Trịnh và cả một vốn sống dồi dào. Chúng tôi cho rằng, dạng đề này người ra đề vì mình thích hơn là hướng đến tính vừa sức của học sinh” - 2 giảng viên này lý giải.

Các giáo viên ra đề cần lưu ý rằng, một đề Văn hay không hẳn là một đề Văn quá khó đối với học sinh, mà đó là một đề văn huy động được nhiều đơn vị kiến thức tổng hợp, nhằm phát huy tối đa năng lực của các em.

Tất nhiên là phải đảm bảo tính khoa học, tính chính xác và có khả năng khơi gợi hứng thú, sự sáng tạo của người học.

Các tổ chuyên môn khi thực hiện chương trình cần có có quy định chính thức, cụ thể về văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học trong từng bài viết và các đề thi.

Đặc biệt đối với các đề thi học kỳ, tổ chuyên môn cần tham mưu cho nhà trường phương thức phản biện đề (đối với hình thức thi riêng từng trường) hoặc Hội đồng bộ môn của Sở sẽ xem xét, phản biện một cách cận thận.

Khuyến khích sự đổi mới sáng tạo, song thận trọng với các vấn đề thời sự quá “nóng”, nhạy cảm trong đề Văn là cần thiết.

Chúng tôi đề xuất: Đối với các bài kiểm tra học kỳ, cấu trúc đề thi là: 1-4-5 thay vì 2-3-5 (1đ văn học sử, hoặc kiến thức văn học, 4đ nghị luận xã hội, 5đ nghị luận văn học).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh tỉnh Điện Biên hào hứng với trải nghiệm đẩy xe đạp thồ. Ảnh: Báo Điện Biên.

Xây dựng những 'đại sứ' lịch sử

GD&TĐ - Nhiều địa phương, trường học tổ chức các hoạt động giáo dục hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Minh họa/INT

Truyền cảm hứng

GD&TĐ - Lịch sử là môn học góp phần giúp học sinh hình thành nhân cách, nhân sinh quan cũng như lòng yêu nước, ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc...