Du học có phải là con đường rộng mở dẫn đến thành công?

GD&TĐ - Quan niệm của nhiều phụ huynh và học sinh, đi du học sẽ rộng mở con đường dẫn đến thành công. Tuy nhiên, theo anh Lê Bá Nhật Minh - Phó Chủ tịch Tổng Hội Du học sinh Việt Nam bang New South Wales (Australia), quan điểm này đúng nhưng chỉ đúng 1. phần.

Lê Bá Nhật Minh (thứ 3 từ phải qua trái) và các du học sinh Việt Nam ở bên Úc.
Lê Bá Nhật Minh (thứ 3 từ phải qua trái) và các du học sinh Việt Nam ở bên Úc.
Suy cho cùng, tương lai của các bạn không đơn giản chỉ nằm trong từ “du học”. Việc thành công trong sự nghiệp cần nhiều yếu tố và yếu tố quan trọng nhất là sự nỗ lực của chính bản thân.
Anh Lê Bá Nhật Minh

Với tư cách là một du học sinh chuẩn bị tốt nghiệp, Nhật Minh cho rằng, bản thân không am hiểu về thị trường trong nước bằng các sinh viên học tại Việt Nam.

Các bạn sinh viên Việt Nam, có cơ hội tiếp xúc với môi trường công việc chuyên nghiệp sớm hơn các bạn du học sinh, điều này giúp các bạn sinh viên Việt Nam có được các kĩ năng và kiến thức chuyên ngành sớm, bổ trợ tốt cho sự nghiệp sau này.

Khi đi du học một số bạn du học sinh chọn cho mình một môi trường khép kín, không kết nối mạng lưới bạn bè, không tham gia các hoạt động xã hội và không ưa thích các hoạt động trải nghiệm, chính lối sống này đã vô tình làm hao mòn đi các kĩ năng mềm cũng như hạn chế các trải nghiệm của bản thân.

Tuy nhiên, việc đi du học cũng mang lại những lại ích rất tốt nếu sinh viên nào nắm bắt được cơ hội, nó rèn luyện cho bản thân tính tự giác, kiên cường khi không có người thân ở bên.

Bản thân mình là một người cởi mở và yêu thích các hoạt động xã hội, chính điều này đã giúp mình có một mạng lưới bạn bè khá lớn đến từ khắp châu lục trên thế giới, qua đó mình học hỏi thêm được nhiều nền văn hóa khác nhau, và trao dồi kĩ năng mềm tốt hơn.

Lê Bá Nhật Minh
 Lê Bá Nhật Minh

Theo Nhật Minh, câu chuyện hướng nghiệp luôn là vấn đề nóng bỏng bởi vì ở tuổi 18 (lớp 12), các em học sinh đang phải đứng trước nhiều ngã rẽ của bản thân.

Câu hỏi đầu tiên các bạn học sinh phải đặt ra là mình thích ngành gì và điểm mạnh của bạn thân mình là gì, để xem điểm mạnh của bản thân có phù hợp với ngành học mình thích hay không.

"Nếu chỉ thích thì chưa đủ, bạn cần có thêm nghị lực và ý chí phấn đấu để theo đuổi ngành học đó trong những năm đại học tránh bỏ ngang giữa đường). Và điều cuối cùng cũng là quan trọng nhất là, những điều bạn thích có mang tính thực tế hay không.

Vì lựa chọn nghề nghiệp cũng như tìm kiếm việc làm trong thời đại mới phải cần có lộ trình, kế hoạch hợp lý, tránh đi vào vết xe đỗ khi công sức gia đình hỗ trợ hết mức nhưng khi tốt nghiệp lại không kiếm được việc" - Nhật Minh chia sẻ đồng thời nhắn gửi:

Các bậc phụ huynh cũng nên hỗ trợ con mình về việc lựa chọn nghề nghiệp. Cùng với đó, các bạn học sinh có thể tham dự các sự kiện hướng nghiệp và thường xuyên cập nhật thông tin trên internet để có cái nhìn thực tế và khách quan hơn về định hướng nghề nghiệp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ