Dự án “Đồng minh côn trùng” gây lo ngại

GD&TĐ - Là bạn hay là thù? Đây là câu hỏi mà các nhà khoa học đặt ra sau khi Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra một chương trình mới liên quan đến phát triển đội quân côn trùng có thể lây lan virus lên cây lương thực với mục đích được công bố là để đảm bảo an ninh lương thực. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cho rằng chương trình “Đồng minh côn trùng” chỉ là vũ khí sinh học đang chờ được biến thành hiện thực.  

Nhiều loài côn trùng sẽ được phát triển trên các cánh đồng thí nghiệm của Mỹ
Nhiều loài côn trùng sẽ được phát triển trên các cánh đồng thí nghiệm của Mỹ

Liệu lực lượng đặc nhiệm với thành viên hoàn toàn là côn trùng mang trên mình virus biến đổi gen có thể cứu vớt được các trang trại Mỹ hay sẽ trở thành một vũ khí sinh học đáng gờm không thể kiểm soát?

Đây là cuộc tranh luận xoay quanh dự án nghiên cứu mới được đưa ra bởi Lầu Năm Góc mang tên “Đồng minh côn trùng” (Insect Allies). Tài trợ bởi Cơ quan Hoạch định Nghiên cứu Tiên tiến Quốc phòng (DARPA), dự án xoay quanh việc sử dụng các kỹ thuật chỉnh sửa gen như CRISPR để lây cho côn trùng những loại virus đã được biến đổi có tiềm năng cải thiện sức đề kháng cho cây lương thực Mỹ.

Nếu một ruộng ngô đột ngột bị tấn công bởi một đợt hạn hán hay tiếp xúc với mầm bệnh, dự án có thể sẽ triển khai một đội quân rệp vừng mang trên mình virus biến đổi gen để làm chậm tốc độ tăng trưởng của cây ngô.

Theo thông tin đăng tải trên trang web của DARPA, những “liệu pháp đặc trị” này có thể có hiệu lực trong một mùa sinh trưởng duy nhất, có tiềm năng bảo vệ hệ thống cây trồng của Mỹ khỏi các mối đe dọa an ninh lương thực như bệnh tật, lũ lụt, sương giá và thậm chí là cả “các mối đe dọa đến từ nhà nước hay các tác nhân phi nhà nước”.

Thành viên của cộng đồng khoa học đều hoài nghi về dự án này. Trong một lá thư được đăng tải trên tờ Science vào đầu tháng 10 vừa qua, một nhóm 5 nhà khoa học đã trình bày mối lo ngại rằng dự án có thể bị lợi dụng như 1 vũ khí sinh học hoặc ít nhất bị nhìn nhận như vậy trước cộng đồng quốc tế.

“Theo quan điểm của chúng tôi, những biện minh được đưa ra cho dự án vẫn chưa đủ rõ ràng. Ví dụ như, tại sao lại phải sử dụng côn trùng? Họ có thể sử dụng hệ thống phun. Việc sử dụng côn trùng làm thể trung gian để truyền bệnh chính là cách hoạt động của vũ khí sinh học truyền thống” - Silja Voeneky, đồng tác giả của lá thư và là Giáo sư luật quốc tế đến từ ĐH Freiburg (Đức) trao đổi với tờ Washington Post.

Blake Bextine, người quản lý chương trình Insect Allies tỏ ra ít lo ngại hơn. “Bất cứ khi nào bạn đang phát triển một công nghệ mới mang tính cách mạng, nó đều mang cả khả năng tấn công và phòng thủ. Nhưng đó không phải là những gì mà chúng tôi đang làm. Chúng tôi chỉ đang mang lại những đặc điểm tích cực lên cây trồng... Chúng tôi muốn bảo đảm được an ninh lương thực, vì an ninh lương thực chính là an ninh quốc gia trong mắt chúng tôi” - Bextine trao đổi.

Insect Allies vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu và ít nhất 4 trường ĐH của Mỹ (Viện Boyce Thompson, ĐH Penn State, ĐH Ohio State và ĐH Texas ở Austin) đã nhận được kinh phí để thực hiện nghiên cứu.

Bextine cho biết dự án gần đây đã đạt được cột mốc quan trọng đầu tiên - thử nghiệm xem liệu một con rệp có thể lây loại virus được thiết kế để gây nên hiện tượng huỳnh quang lên một thân cây ngô được không. Theo tờ Washington Post - bên trực tiếp trao đổi với Bextine, “cây ngô đã phát sáng”.

Theo Livescince

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên Trường THCS Thụy Liên (Thái Thụy, Thái Bình) trong giờ dạy môn Khoa học tự nhiên.

Giúp dạy học hiệu quả môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, các nhà trường đã rút ra những kinh nghiệm để triển khai dạy học hiệu quả môn tích hợp, nhất là môn Khoa học tự nhiên.
Minh họa/INT

Bóng ma hạt nhân ở Trung Đông

GD&TĐ - Tình hình Trung Đông đã đột ngột căng thẳng kể từ đêm 13/4 rạng sáng 14/4 khi Iran lần đầu tiên trong lịch sử thực hiện một cuộc không kích quy mô lớn.