(GD&TĐ) - Cuộc hành trình đến Buôn Ma Thuột-thêm 30 km đường đến Krông Nô (Đắc Nông) là gặp một thế giới kỳ ảo của khói sương. Đó là chạm gặp thác Dray Sáp, một trong các cụm thác nước lừng danh của Tây Nguyên.Các thác kia là: Gia Long, Dray Nur, Trinh nữ. Điều đáng tiếc là việc đưa cụm thác này vào khai thác du lịch của tỉnh Đắc Nông vẫn chưa khởi động, ngoài việc bán vé vào cổng và quầy bán nước uống đơn sơ. Tuy nhiên, Dray Sáp là một ngọn thác cực kỳ quyến rũ khiến cho nhiều người tìm đến.
Đuợc gọi là thác khói sương, vì theo tiếng Ê Đê- Dray Sáp có nghĩa là khói. Nếu đặt chân đến dãy thác nước xinh đẹp có chiều cao chảy từ trên cao xuống là 20 mét, nhất là vào mùa mưa, bạn sẽ chứng kiến sự hùng vĩ của ngọn thác này với bọt nước tung trời như khói bay cả một khỏang rộng.
Đường đến thác băng qua những con dốc nhỏ, qua rừng cây, thỉnh rhoảng gặp những người dân tộc Ê Đê với chiếc gùi quen thuộc trên vai đi trên đường. Đó đã là cảm giác. Đến tận nơi, mua vé vào cổng, sẽ bắt đầu cuộc hành trình ngắm nhìn với nhữung bậc tam cấp bằng đá rêu bám ngàn cây, xuống dưới lũng. Có hai con đườngg khác nhau để thăm Dray Sáp. Đó là con đường vòng đi lên trên đỉnh, con đường khác lại đưa xuống tận chân thác.Nhưng dù đi ở góc độ nào, ngọn thác vẫn làm cho bạn mang một cảm giác thú vị.
Dray Sáp trải rộng chiều ngang của mình tới 500 mét với ba phần khác nhau: thượng, trung và hạ lưu. Nguồn nước tạo nên bởi hai dòng sống Krông Nô(sông Chồng) và Krông A(sông Vợ).Đây còn là hạ lưu của dòng Sêrêpốc huyền thọai.Cũng như bất cứ một địa danh nào, ngọn thác khói sương này cũng được gắn liền theo một câu chuyện kể. Chuyện kể rằng H’Mi là một cô gái xinh đẹp và hiền lành. Cô vẫn thường hẹn hò với người yêu của mình cùng đi lên rẫy mổi ngày.
Nhưng rồi chuyện bất ngờ xảy ra khi họ đang bên nhau nơi một tảng đá. Lúc đó có một con quái vật khổng lồ xuất hiện, bóng nó che cả ánh nắng mặt tròi, có cánh bay trên trời với những vẫy trắng lấp lánh ,đáp xuống bên cạnh chổ hai người ngồi. Chiếc vòi to lớn của con quái vật xoay sâu vào lòng đất, khiến cho nơi đó phun lên một cột nước to lớn. Cả một vùng có một cơn mưa lớn mù đất mù trời. H’Mi bổng chốc biến thành đám mây bay lên trời cao, còn người yêu của cô biến thành một cây cổ thụ, nơi nước xoay mạnh biến thành dòng thác. Hiện ngay tại thượng lưu của thác, nơi có một gộp đá xinh đẹp để khách tới gần ngắm nhìn, có một gốc cây cổ thụ rất to.
Bước xuống những bậc tam cấp bám rêu là gặp những vòm cây. Lại phải vượt qua một chiếc cầu gổ nhỏ, bắt gặp những nương rẫp của đồng bào địa phương. Lại tiếp tục theo con đường nhỏ,len vào một vòm cây là đến điểm cuối của thượng nguồn. Vào mùa khô, nước chảy ở đây không tràn đầy, nhưng vẫn tung lên trời những lớp khói sương. Ngược lại, vào mùa mưa thì thác tung nước trắng xóa, lộng lẫy cả một không gian. Dẫu đến Drayy Sáp bất cứ lúc nào, cũng vẫn có thể cảm nhận sự hung vĩ của: “ Đệ nhất thác” này. Nếu đi ngược lên trên đỉnh, lại càng thú vị hơn khi chen cùng dòng nước để vượt qua. Từ trên độ cao 20 mét ấy càng thấy Dray Sáp mênh mông.
Tiếp tục cuộc hành trình theo con đường trở lại, muốn gặp hạ lưu sông phải leo xuống theo con đường đá gập gềnh (nên khi đi thăm thác, nhớ mang dép cho dễ leo trèo).Tại hạ lưu, Dray Sáp trải dài cả trăm cây số, với dòng nước đổ xuống như không bao giờ hết.
Một cây cầu treo vừa là phương tiện đi lại của người dân, còn là điểm cho du khách đứng ngắm cảnh đã được bắc ngang. Lên cầu treo mà nhìn ngắm thiên nhiên.
Tại khu vực Dray Sáp vẫn thừơng có những cơn mưa chiều- những cơn mưa vội đến vội đi càng làm duyên cho không gian huyền ảo của thác. Mưa như để tiếp nước cho dòng thác. Và hàng ngày, khói sương nơi này luôn tạo cho ai mới tới hay tới đã nhiều lần một cảm giác mênh mông.
Khuê Việt Trường