Đòn bẩy nâng chất đội ngũ nhà giáo

GD&TĐ - Bồi dưỡng là hoạt động thường xuyên đối với ngành Giáo dục. Làm tốt công tác bồi dưỡng không chỉ góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn, phát triển năng lực quản lý, năng lực dạy học… mà còn đáp ứng tốt nhất yêu cầu phát triển và quá trình đổi mới giáo dục.

Lớp tập huấn giáo viên ngoại ngữ dạy theo phương pháp ứng dụng bản đồ tư duy
Lớp tập huấn giáo viên ngoại ngữ dạy theo phương pháp ứng dụng bản đồ tư duy

Chủ động nâng chất đội ngũ

Ông Lê Trường Sơn - Trưởng phòng GDTX Chuyên nghiệp - Sở GD&ĐT Quảng Trị cho biết: Ngành GD Quảng Trị đã xây dựng kế hoạch tổng thể công tác bồi dưỡng khá sớm, từ tháng 1/2018. Trong đó giao cho từng ngành học (mầm non, tiểu học, THPT…) có kế hoạch riêng về nội dung chương trình, số lượng, hướng dẫn, đội ngũ…

Đến nay, các bậc học đã thực hiện theo kế hoạch tổng thể. Mặt khác, cũng tổ chức bồi dưỡng các lớp cốt cán của tỉnh. Sau đó, cuối tháng 8/2018, các lớp cốt cán sẽ triển khai cụ thể tập huấn tại các huyện.

Những nội dung tập trung bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên chủ yếu dựa trên những nội dung mà Bộ GD&ĐT triển khai. Ttuy nhiên, để đạt hiệu quả cao và sát với yêu cầu thực tế GD Quảng Trị thì sẽ tập trung vào bồi dưỡng kĩ càng những nội dung cần thiết đáp ứng cho năm học mới. Với những nội dung cũ chỉ nhắc lại, hoặc sơ qua…

Chương trình bồi dưỡng giáo viên cốt cán tại tỉnh Cao Bằng

Chương trình bồi dưỡng giáo viên cốt cán tại tỉnh Cao Bằng

Ông Lê Trường Sơn cũng cho biết thêm, việc bồi dưỡng tập huấn cán bộ giáo viên ở Quảng Trị bên cạnh những khó khăn nhất định thì cơ bản thuận lợi bởi kế hoạch bồi dưỡng được ngành chủ động lên kế hoạch từ sớm nên đã xây dựng được các phương án, dự trù kinh phí, xây dựng tốt các nội dung. Bên cạnh đó, ngành GD Quảng Trị đang có một đội ngũ cốt cán, giáo viên chuyên môn vững vàng… nên quá trình bồi dưỡng thuận lợi đạt hiệu quả.

Sáng tạo và gắn với yêu cầu

Hoạt động bồi dưỡng giáo viên đã và đang ghi nhận nhiều cách triển khai sáng tạo, sát với tình hình địa phương để đạt hiệu quả tốt nhất từ nhiều địa phương.

Tại Lào Cai, các Phòng GD&ĐT, phòng ban sở chủ trì bồi dưỡng đều thành lập BTC, Ban Quản lý lớp học, họp phân công cán bộ, chuyên viên quản lý, giám sát, thống nhất nội dung chương trình, thời gian bồi dưỡng, xây dựng nội quy bồi dưỡng và cách đánh giá cho điểm các hoạt động trong bồi dưỡng.

Các Phòng GD&ĐT chuẩn bị chu đáo cơ sở vật chất, các điều kiện phục vụ công tác bồi dưỡng. Tổ chức họp tổ cốt cán soạn giáo án, duyệt giáo án, tài liệu, học liệu cho các lớp bồi dưỡng. Nội dung bồi dưỡng bám sát nội dung bồi dưỡng của Sở GD&ĐT, một số đơn vị bổ sung nội dung bồi dưỡng gắn với yêu cầu của địa phương...

Với sự sáng tạo trong cách làm nên ở hầu hết các đơn vị, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tham gia bồi dưỡng đạt tỷ lệ khá cao. Báo cáo của các Phòng GD&ĐT và Đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo tỉnh kiểm tra trực tiếp tại 4 Phòng GD&ĐT cho thấy tỷ lệ tham gia bồi dưỡng tập trung đạt từ 96% trở lên, các cán bộ, giáo viên không tham gia đều có lý do chính đáng. Đối với cấp THPT, giáo viên xin nghỉ có lý do đều đăng ký tự bồi dưỡng và tham gia đợt kiểm tra đánh giá kết quả của Sở GD&ĐT.

Tập huấn chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là yêu cầu quan trọng trong việc áp dụng đổi mới phương pháp dạy và học

Tập huấn chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là yêu cầu quan trọng trong việc áp dụng đổi mới phương pháp dạy và học

Một số Phòng GD&ĐT đã tổ chức bồi dưỡng theo cụm trường, sắp xếp tổ chức các hoạt động ngoại khóa để giao lưu giữa các trường, giảm căng thẳng mệt mỏi áp lực học tập. Phương pháp truyền thụ của giáo viên cốt cán có sự thay đổi. Nhiều giáo viên cốt cán đã chủ động, tự tin, có năng lực chuyên môn, nhiệt tình, trách nhiện, cơ bản đáp ứng yêu cầu.

Một số trường THPT đã chủ động mời giảng viên của trường đại học sư phạm bồi dưỡng một số chuyên đề cho giáo viên của trường. Việc kiểm tra hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên được các Phòng GD&ĐT lồng ghép vào các cuộc kiểm tra thường xuyên, đột xuất chuyên môn đối với nhà trường...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ