Theo các chuyêInternetliễu Mỹ, nám da xảy ra khi một nhóm các tế bào da sản xuất melanin, được gọi là melanocytes được kích hoạt. Các melanocytes sản xuất nhiều sắc tố hơn khiến da trở nên tối hơn.
Nám da xảy ra với tất cả các loại da và màu da, nhưng với những phụ nữ có màu da trung bình, nám da thường nhiều nhất như phụ nữ Bắc Phi, người Mỹ gốc Phi, châu Á, Ấn Độ, Trung Đông và Địa Trung Hải.
Mặc dù, nám thường xuất hiện ở 3 tháng đầu và 3 tháng giữa chu kỳ nhưng nó có thể xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ.
Các yếu tố gây nám da
Theo Viện Y tế quốc gia Mỹ, 50-70% phụ nữ mang thai bị nám da. Nám da cũng xuất hiện ở bụng (thường có khuynh hướng di truyền).
Một nghiên cứu gần đây trên tạp chí Da liễu và trị liệu cho thấy 31% phụ nữ bị nám là do tiền sử gia đình mắc bệnh này.
Việc tiếp xúc với tia cực tím từ ánh nắng mặt trời cũng là một yếu tố gây nám da. Các hormone đặc biệt là estrogen cao trong thời kỳ mang thai cũng tăng nguy cơ bị nám.
Nám có thể biến mất sau sinh mà không cần điều trị, nhưng đa số các bệnh nhân là mãn tính và có thể kéo dài trong nhiều năm.
Ngăn ngừa và điều trị
Đến bác sĩ da liễu: Bác sĩ da liễu sẽ tìm hiểu về lịch sử gia đình, phân tích kết cấu các sắc tố và có thể sử dụng ánh sáng để điều trị.
Một điều bạn nên biết là chỉ có triệu chứng nám da là đổi màu da. Vì vậy, nếu bạn bị đau hoặc ngứa trên da, hãy đến bác sĩ da liễu.
Tránh ánh mặt trời: Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời và điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn có nguy cơ bị nám.
Hãy lựa chọn loại kem chống nắng với UVA/UVB phổ biến, chỉ số SPF ít nhất là 50 và chứa titanium dioxide hoặc zinc oxide là những hóa chất an toàn trong khi mang thai. Đội mũ, quần áo chống nắng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Hầu hết các phương pháp điều trị nám thường không an toàn khi mang thai hoặc trong thời gian cho con bú vì vậy bạn nên cân nhắc những rủi ro và lợi ích với bác sĩ.