Đội mũ bảo hiểm: Nhắc nhở học sinh để nhắc nhở cha mẹ

Đội mũ bảo hiểm: Nhắc nhở học sinh để nhắc nhở cha mẹ
(GD&TĐ) - Từ 1/4 đến 1/6 cơ quan cảnh sát giao thông sẽ tổ chức đợt cao điểm tuần tra, xử lý vi phạm quy định đội MBH trẻ em. Theo cơ quan chức năng, nếu người lớn chở trẻ em từ 6 tuổi trở lên trên xe máy, xe đạp điện mà không đội MBH đúng quy cách, thì sẽ bị xử phạt từ 100.000đ đến 200.000đ. Một số quận nội thành sẽ là nơi tập trung trọng điểm để xử lý vi phạm này (gồm các quận: Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy). PV Báo GD&TĐ đã phỏng vấn ông Nguyễn Hiệp Thống (Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội) một số vấn đề quanh đợt cao điểm có sự phối hợp của ngành GD này.
Giáo viên cần nhắc nhở học sinh về việc đội mũ bảo hiểm khi đi trên xe máy tới trường. (ảnh: Bắc Sơn)
Giáo viên cần nhắc nhở học sinh về việc đội mũ bảo hiểm khi đi trên xe máy tới trường. (Ảnh: Bắc Sơn)
PV: Đã qua 1 trong 3 giai đoạn thực hiện một dự án rất “thực tế” trong 3 năm với tên gọi “Tăng cường việc thực hiện đội MBH đối với trẻ em” với sự phối hợp, tham gia thực hiện của ngành GD. Vậy có gì đáng nói vào thời điểm này, khi đợt cao điểm từ 1/4 tới sẽ phạt nghiêm với trường hợp trẻ từ 6 tuổi trở lên trên xe máy, xe đạp điện mà không đội MBH đúng quy cách?
Ông Nguyễn Hiệp Thống: Trước hết có thể nói rằng khi triển khai giai đoạn 1 của dự án tăng cường giáo dục đội mũ bảo hiểm cho các em HS trên địa bàn Thủ đô, thì chúng tôi thấy đã có sự phối hợp ngay từ ban đầu giữa Sở GD&ĐT với các cơ quan chức năng của thành phố, mà ở đây là các bộ phận thường trực, sở Giao thông Vận tải, Ban An toàn giao thông thành phố, Phòng cảnh sát giao thông thành phố. Các bậc phụ huynh ở giai đoạn 1 này cũng bắt đầu có chuyển biến trong việc đội mũ bảo hiểm cho con em. Tuy nhiên, con số xấp xỉ 10% trẻ em đội mũ bảo hiểm của giai đoạn 1 khi triển khai chưa phải là con số làm cho chúng ta hài lòng. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng cho đến giai đoạn 2 tỷ lệ này sẽ tăng lên.
Phần lớn trẻ tiểu học không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy tham gia giao thông. (ảnh: Bắc Sơn).
Phần lớn trẻ tiểu học không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy tham gia giao thông. (Ảnh: Bắc Sơn).
PV: Căn cứ vào đâu để hy vọng thời gian tới sẽ tăng lên số HS đội MBH? Ngành GD Thủ đô sẽ có những biện pháp hỗ trợ nào để tăng tỷ lệ này?
Quỹ Phòng chống thương vong châu Á đang thực hiện một dự án 3 năm với tên gọi “Tăng cường việc thực hiện đội MBH đối với trẻ em” (bắt đầu từ tháng 10/2010 đến tháng 3/2014). Mục đích của Dự án là hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện các mục tiêu quốc gia để phòng tránh các trường hợp tử vong và thương tích nghiêm trọng trong các vi phạm giao thông đường bộ tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Hiệp Thống: Điều đâu tiên đó là chúng ta phải nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh, các giáo viên và bản thân từng em HS đối với việc bảo vệ tính mạng cho các em HS. Đội MBH khi lưu thông bằng mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện không phải là để giảm tai nạn giao thông mà là để giảm số vụ tử vong khi xảy ra tai nạn giao thông.
Chúng tôi cho rằng ở nhà trường có giáo dục tốt đến mấy, HS có nhận thức tốt đến mấy nhưng bố mẹ không nhắc con, không trang bị mũ cho con thì khó mà có thể nâng được tỷ lệ HS đội MBH. Trong công tác truyền thông cũng mong rằng các cơ quan báo chí truyền thông đăng tải thêm những mối nguy hiểm, những tai nạn đáng tiếc, thông tin đầy đủ hơn đối với cha mẹ học sinh để so sánh là với những trường hợp tai nạn như thế này nếu có đội mũ bảo hiểm thì không bị thương nặng (hay chấn thương sọ não), hay chỉ vì không đội MBH mà trẻ phải chịu tổn thất rất lớn về sức khoẻ.
Ông
Ông Nguyễn Hiệp Thống (Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội)
Về góc độ giáo viên, trong giờ giảng bài phải xen vào việc giáo dục để bản thân học sinh về nhắc nhở ngược lại cho bố mẹ ý thức đội MBH. 
PV: Các giáo viên cũng muốn góp phần chung tay với xã hội trong việc tăng tỷ lệ trẻ đội MBH khi ngồi trên xe máy. Nhưng công việc của các GV trên lớp không hề ít. Vậy các giáo viên nên xen vào nội dung học vấn đề ý thức đội MBH như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Hiệp Thống: Trong GD của Hà Nội, vấn đề GD pháp luật nói chung và GD an toàn giao thông nói riêng đã được lồng ghép vào chương trình chính khóa. Giáo dục công dân có nói về việc này cùng với phòng chống bạo lực học đường. Đến thực hiện luật giao thông đường bộ GV cũng được nhấn mạnh sâu sắc thêm những nội dung lồng ghép. Nên khi GD lồng ghép ở trong các tiết học, học sinh lại là những đối tượng rất là tích cực với việc nhắc cha mẹ trong việc này. Nhưng với lứa tuổi tiểu học thì không phải được như là THPT và THCS. Với lứa tuổi này thì rõ ràng phải cần sự quan tâm của các bậc phụ huynh nhiều hơn.
PV: Số học sinh THCS, THPT đi xe đạp điện đến trường ngày càng tăng. Sở GD&ĐT Hà Nội đã có động thái gì trong việc nhắc nhở, giáo dục HS đi xe đạp điện phải đội MBH đúng quy cách?
Ông Nguyễn Hiệp Thống: Ngay từ khi có chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đã có văn bản về vấn đề này. Đặc biệt gần đây trước tình trạng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, Sở lại có tiếp 1 văn bản ngay trong tháng 3/2013 để nhắc nhở các trường học là việc đội MBH không chỉ bắt buộc đối với xe gắn máy và mô tô mà còn bắt buộc ngay cả với ngwời đi xe đạp điện.
PV: Xin cảm ơn ông!
Theo khảo sát tỷ lệ đội MBH tại các trường tiểu học ở Hà Nội thì tỷ lệ HS đội mũ bảo hiểm đang ở mức rất thấp. Có 11,4% HS tiểu học ở quận Cầu Giấy đội MBH; tỷ lệ này ở quận Ba Đình là 9%; quận Đống Đa thì chỉ có 7,3% HS tiểu học đội MBH. Tỷ lệ HS đội MBH ở các trường tiểu học thấp hơn hẳn so với các trường THCS và THPT. 
Bắc Sơn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ