Đổi mới quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, y tế, hưu trí

Đổi mới quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, y tế, hưu trí

(GD&TĐ)-Hôm nay (18/1), tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) tổ chức hội thảo “Đổi mới quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, y tế và hưu trí ở Việt Nam”. Hội thảo thuộc khuôn khổi hoạt động của Dự án “Hỗ trợ xây dựng tầm nhìn và lộ trình thực hiện tầm nhìn của Chính phủ Việt Nam” do Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA) tài trợ.

vhhghg
Hội thảo “Đổi mới quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, y tế và hưu trí ở Việt Nam”.Ảnh gdtd.vn

Đề cập đến thực trạng về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong giáo dục, bà Nguyễn Thị Kim Dung chuyên gia tư vấn trong nước cho biết, với việc điều tiết và định hướng thị trường cho giáo dục, nhà nước ban hành, chỉ đạo thực hiện chính sách pháp luật (hệ thống pháp luật về giáo dục như Luật giáo dục, luật dạy nghề, luật giáo dục ĐH...; các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục, dạy nghề, nhân lực, mạng lưới các trường ĐH... Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống  giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử, văn bằng, chứng chỉ, chất lượng. Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục nói chung. Bộ LĐ-TB&XH chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề. Các bộ, ngành khác và chính quyền các địa phương được phân công trách nhiệm cụ thể.

Nhà nước giữ vai trò là nhà tài trợ chủ yếu cho giáo dục: chiếm khoảng 78% tổng chi cho giáo dục của toàn xã hội (năm 2008); chiếm khoảng 20% tổng chi ngân sách nhà nước hàng năm. Ngân sách nhà nước chi trực tiếp cho việc phổ cập giáo dục, đưa dịch vụ này đến tất cả mọi người dân. Tỷ trọng các trường công lập trong các cấp học là: Giáo dục phổ thông: 99%, đào tạo nghề: 71% và giáo dục ĐH: 75%.

Bà Nguyễn Thị Kim Dung cho rằng, một số hạn chế trong điều tiết và định hướng thể hiện ở việc chưa thực hiện đúng vai trò của nhà nước; có sự chồng chéo trong phân công nhiệm vụ giữa các cơ quan nhà nước; thiếu hụt nguồn nhân lực trong quản lý nhà nước về giáo dục, y tế, hưu trí và yếu kém trong theo dõi, giám sát, đánh giá của nhà nước đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ giáo dục, y tế và hưu trí.

Hạn chế trong vai trò “nhà tài trợ” thể hiện ở hiệu quả sử dụng các nguồn tiền từ ngân sách cho giáo dục, y tế còn thấp; chưa huy động được sự tham gia tích cực của khu vực ngoài nhà nước; cách thức tài trợ còn chưa hợp lý và yếu kém trong đánh giá hiệu quả tài trợ của nhà nước cho giáo dục, y tế và hưu trí.

Từ đó, bà Nguyễn Thị Kim Dung đưa ra kiến nghị cần cải tiến chức năng định hướng và điều tiết; đổi mới chức năng “nhà tài trợ” cho giáo dục, y tế và hưu trí, đồng thời huy động sự tham gia tích cực của các chủ thể xã hội khác trong cung cấp dịch vụ giáo dục, y tế.

Tại hội thảo, các chuyên gia đã có những ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện báo cáo nói trên.

Hải Bình

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít muối. (Ảnh: ITN)

Những cách tự nhiên giúp hạ huyết áp

GD&TĐ - Khi già đi, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Theo giới chuyên gia, chế độ ăn uống chắc chắn có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.