Đổi mới phương pháp giảng dạy môn GDQP - AN

Đổi mới phương pháp giảng dạy môn GDQP - AN

Trước yêu cầu trong tình hình mới, Bộ GD&ĐT đang phối hợp với các cơ quan chức năng nghiên cứu thực hiện đổi mới chương trình, phương pháp dạy học môn học GDQP - AN để đáp ứng.

Theo Đại tá, TS Vũ Minh - Vụ GDQP - AN (Bộ GD&ĐT), thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD - ĐT, Vụ GDQP - AN đang thực hiện đổi mới toàn diện môn học; Tập trung vào đổi mới nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy và học.

Về đổi mới chương trình: Hiện nay, Bộ đang tiến hành sửa đổi Thông tư 02/2017 về chương trình GDQP-AN cho các trường THPT và Thông tư 03/2017 về chương trình GDQP-AN cho các trường trung cấp sư phạm, CĐSP và cơ sở giáo dục đại học, theo hướng phân cấp đồng bộ giữa các cấp học, bậc học; các nội dung đã học ở cấp dưới, không lặp lại ở cấp học cao hơn. Chương trình mới sẽ tăng nội dung thực hành, giảm lý thuyết; kết hợp chặt chẽ giữa học tập và rèn luyện toàn diện cho sinh viên.

Về đổi mới phương pháp giảng dạy môn học GDQP - AN đang được triển khai theo hướng tăng cường tích hợp CNTT vào hoạt động dạy và học để nâng cao chất lượng môn học. Đổi mới phương pháp GDQP - AN là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng môn học. Trong đó, lực lượng trực tiếp và giữ vai trò quyết định trong đổi mới phương pháp giảng dạy môn học là đội ngũ giảng viên và người học.

Để đổi mới phương pháp giảng dạy GDQP - AN cho sinh viên đạt hiệu quả cao, bên cạnh việc nghiên cứu, biên soạn giáo án phù hợp với chương trình, đối tượng; sử dụng phương pháp dạy học tích cực, hiện đại các cơ sở đào tạo cần chuẩn hóa đội ngũ giảng viên, tăng cường đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ dạy học, bảo đảm thao trường bãi tập.

Một yêu cầu nữa đặt ra trong đổi mới giảng dạy GDQP - AN hiện nay là kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phải sát mục tiêu môn học và đối tượng đào tạo. Về lý thuyết, giáo viên phải lựa chọn những nội dung phù hợp với phân phối chương trình và cũng khuyến khích giáo viên sử dụng phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra các nội dung lý thuyết. “Về thực hành, quá trình tổ chức kiểm tra cần lưu ý lựa chọn các động tác cơ bản về đội ngũ cũng như chiến thuật. Riêng nội dung bắn súng chỉ lựa chọn những học sinh tiêu biểu thực hành bắn đạn thật để đảm bảo an toàn” – Đại tá Vũ Minh lưu ý.

Một trong những giải pháp hỗ trợ đổi mới hiệu quả giảng dạy môn học GDQP - AN là việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giảng dạy, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Các giải pháp hiện nay mà các cơ sở GD đang ứng dụng phổ biến là: Sử dụng các băng, đĩa hình để giới thiệu lịch sử truyền thống dân tộc, lịch sử truyền thống Quân đội nhân dân; Phần mềm trình chiếu; Sử dụng phần mềm kiểm tra đánh giá kết quả.

“Trong năm 2019, Bộ GD&ĐT đã và đang phối hợp với Học viện Kỹ thuật Quân sự xây dựng phần mềm chuyên dụng cho giảng dạy GDQP - AN cả lý thuyết và thực hành, đã đưa vào tập huấn theo kế hoạch của Bộ vào dịp tháng 7/2019. Sau khi hoàn thành đổi mới chương trình GDQP - AN cho các đối tượng thì sẽ cập nhật vào phần mềm để phổ biến rộng rãi cho các cơ sở ứng dụng vào giảng dạy” – Đại tá Vũ Minh cho biết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống TOS-1A hoạt động trong chiến dịch quân sự đặc biệt.

Vệ sĩ đặc biệt của pháo nhiệt áp TOS

GD&TĐ - Theo RIA, những hệ thống pháo nhiệt áp TOS Solntsepyok của Nga sẽ miễn nhiễm với các cuộc tấn công của UAV do được bảo vệ bởi hệ thống EW đặc biệt.
Minh họa/INT

Sa mạc ngập vì mưa bất thường

GD&TĐ - Hầu hết các nhà khoa học đều có chung nhận định, biến đổi khí hậu có thể 'tiếp tay' gây ra tình trạng thời tiết cực đoan ở UAE.
Ảnh minh họa ITN.

Nên hay không?

GD&TĐ - Trong xu thế tự chủ đại học, nhiều cơ sở đào tạo đã chủ động xét tuyển sớm.